Nên dùng loại dầu ăn nào khi giảm cân?

Một số loại dầu ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Những điều cần tránh khi sử dụng tinh dầu

Những loại trà thảo mộc giúp bạn "đánh bại" cơn đau nửa đầu

Bật mí cách ăn trứng giúp tăng gấp đôi hiệu quả giảm cân

Công thức bữa sáng yến mạch lý tưởng cho thực đơn giảm cân

Nhiều người lầm tưởng rằng giảm cân cần phải kiêng chất béo. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta cần chất béo, đặc biệt là từ những loại dầu lành mạnh để hoạt động và thậm chí giảm cân. Sử dụng các loại dầu và chất béo đúng đắn trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp giảm them ăn, tăng cường trao đổi chất và tăng tốc độ chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Tiêu chí lựa chọn dầu ăn

Loại dầu ăn tốt cho sức khỏe và có khả năng giúp bạn giảm cân thường sẽ được lựa chọn dựa trên 2 tiêu chí sau:

Thành phần chất dinh dưỡng

Dầu ăn được lựa chọn cần đảm bảo đáp ứng đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết. Lượng chất béo không bão hòa đủ và không có chất béo chuyển hóa. Ngoài ra, cần chứa nhiều vi khoáng có lợi ích cho sức khỏe.

Mức độ an toàn khi chế biến

Nhiều người không để ý đến tiêu chí này khi quyết định mua một loại dầu ăn. Mức độ an toàn khi chế biến được đánh giá dựa trên điểm khói của dầu ăn - là nhiệt độ đủ để khiến cho nước, những acid béo tự do và các sản phẩm của chuỗi ngắn có thể từ dầu mà bay hơi lên.

Những loại dầu ăn chứa điểm khói thấp dễ bị oxy hóa và phân hủy khi gặp nhiệt độ cao. Gây ra việc hình thành các gốc tự do gây hại, gây bệnh cho cơ thể người sử dụng.

Vậy nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên sử dụng dầu ăn có điểm khói cao cho các món chiên xào. Và sử dụng dầu ăn có điểm khói thấp với mục đích tăng mùi vị nước chấm hoặc làm nước sốt…

Những loại dầu ăn nên dùng, vừa tốt cho sức khỏe vừa có tác dụng giảm cân

Dầu olive

Dầu olive là loại dầu có chứa nhiều chất có khả năng chống oxy hóa và chất béo không bão hòa vậy nên được xếp trong nhóm những loại dầu tốt nhất cho sức khỏe. Ngoài ra, dầu olive còn chứa nhiều polyphenols - chất chống oxy hóa có thể chống nhiều bệnh như ung thư, loãng xương.

Thêm dầu olive vào chế độ ăn uống hàng ngày còn giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim, ung thư

Thêm dầu olive vào chế độ ăn uống hàng ngày còn giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim, ung thư

Vì thế, nếu bạn đang băn khoăn giảm cân nên ăn loại dầu nào thì đừng bỏ qua dầu olive. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng dầu olive rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Dầu hạt cải

Tuy dầu hạt cải chứa ít chất chống oxy hóa hơn so với dầu olive nhưng loại dầu này cũng chứa một lượng chất béo không bão hòa đơn và acid béo omega-3 rất tốt cho sức khỏe. Dầu hạt cải cũng rất phù hợp để chiên và xào thực  phẩm.

Dầu dừa

Dầu dừa là nguồn cung cấp chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCTs) quan trọng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dầu dừa có thể giúp bạn giảm cân và thậm chí có một số lợi ích sức khỏe khác. Trong dầu dừa có hàm lượng chất béo bão hòa trung bình. Hơn nữa acid lauric trong dầu dừa giúp cơ thể bạn chuyển đổi năng lượng nhanh chóng và dễ dàng hơn các loại chất béo khác, giúp bạn giảm cân, giảm mỡ hiệu quả.

Dầu bơ

Dầu bơ chứa lượng chất béo không bão hòa tốt cho tim, chống oxi hóa và tăng cường thị lực

Dầu bơ chứa lượng chất béo không bão hòa tốt cho tim, chống oxi hóa và tăng cường thị lực

Bơ không chỉ là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và làm đẹp mà dầu bơ còn là một lựa chọn tuyệt vời để nấu ăn khi bạn đang muốn giảm cân. Loại dầu này có điểm bốc khói cao (mức cao nhất đạt 520 độ F) nên có thể được sử dụng để xào và nấu trên ngọn lửa lớn.

Dầu bơ còn chứa lượng chất béo không bão hòa tốt cho tim, chống oxy hóa và tăng cường thị lực, hỗ trợ giảm đau các triệu chứng về xương khớp.

Các loại hạt và dầu hạt

Một số loại hạt và dầu hạt cũng có nhiều chất béo không bão hòa đơn và có thể được sử dụng trong nấu ăn:

Dầu hạt phỉ chứa 82% chất béo không bão hòa đơn, chỉ với 7% chất béo bão hòa.

Dầu hạt hướng dương chứa 79% chất béo không bão hòa đơn và 14% chất béo bão hòa.

Dầu hạnh nhân chứa 65% chất béo không bão hòa đơn và 7% chất béo bão hòa.

Mỗi loại dầu ăn có các thành phần dinh dưỡng khác nhau và điểm khói cũng khác nhau nên bạn cần phối hợp sử dụng nhiều loại dầu cho các món ăn của mình. Chẳng hạn như sử dụng dầu mè, dầu đậu nành, dầu olive… cho việc xào, trộn dầu dấm, salad, nấu canh và dầu dừa, dầu đậu bơ thực vật… chuyên dùng khi chiên, rán.

 
Nguyễn An (Theo Times of India)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng