Cách chọn granola lành mạnh cho thực đơn giảm cân

Bữa sáng nhanh gọn, lành mạnh với granola

Thành phần dinh dưỡng của Granola

Thực phẩm granola tốt cho sức khỏe như thế nào?

Bạn đã biết gì về granola - thực phẩm dinh dưỡng kiểu Mỹ?

Nghiên cứu: Ảnh hưởng của ngũ cốc nguyên hạt tới lượng đường huyết

Granola là hỗn hợp ngũ cốc ăn liền với nguyên liệu chính là yến mạch cán dẹt và các loại hạt tốt cho sức khỏe như hạnh nhân, óc chó, hạt điều… Granola thường được dùng trong bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ kèm sinh tố, sữa chua.

Nhiều chị em thêm granola vào thực đơn giảm cân bởi đây là món ăn có hàm lượng chất xơ dồi dào. Yến mạch là nguồn tinh bột hấp thụ chậm, không chứa nhiều calorie nhưng có thể giúp bạn no lâu. Bên cạnh đó, các loại hạt khô trong granola vừa giúp món ăn này thêm vui miệng, vừa cung cấp các chất béo tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, granola lại có thể cản trở quá trình giảm cân của bạn. Nguyên nhân là nhà sản xuất có thể bổ sung chất béo, đường hoặc chất tạo ngọt vào granola, làm tăng calorie trong mỗi khẩu phần.

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn tìm được sản phẩm granola phù hợp với lối sống lành mạnh:

Chọn granola ít đường

Lưu ý thông tin về khẩu phần, đường, chất béo, chất xơ khi đọc bảng thành phần của granola

Lưu ý thông tin về khẩu phần, đường, chất béo, chất xơ khi đọc bảng thành phần của granola

Trước khi mua thực phẩm đóng gói nói chung và granola nói riêng, bạn nên nhớ đọc kỹ bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Như các sản phẩm ngũ cốc khác, granola thường được bổ sung các nguyên liệu tạo vị ngọt như: Hoa quả sấy khô, chocolate, mật ong, đường mía…

Lượng đường này sẽ làm tăng calorie trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn mà không cung cấp hàm lượng dinh dưỡng đáng kể. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ không nên ăn quá 25gr đường/ngày, với nam giới là 36gr. Với món granola, bạn nên chọn sản phẩm chứa không quá 8gr đường trong mỗi khẩu phần.

Lựa chọn chất béo lành mạnh

Chất béo trong granola đến từ các loại hạt và dầu thực vật được bổ sung trong quá trình chế biến. Trong khi hạnh nhân, óc chó, hạt điều… cung cấp các chất béo lành mạnh, một số loại dầu thực vật như dầu ngô, dầu cọ… lại chứa nhiều chất béo bão hòa có hại có sức khỏe tim mạch.

Vì thế, bạn nên chọn sản phẩm có bảng thành phần rõ ràng (nêu rõ lượng chất béo bão hòa), chế biến với dầu dừa, dầu olive. Bạn cũng có thể tham khảo công thức chế biến granola lành mạnh tại đây.

Ưu tiên protein và chất xơ tự nhiên

Trong granola, ngũ cốc và các loại hạt là thành phần cung cấp protein, chất xơ tự nhiên - chất dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì cảm giác no lâu. Mỗi khẩu phần granola nên chứa tối thiểu 3gr chất xơ.

Tuy nhiên, một số sản phẩm sẽ được bổ sung chất xơ dưới dạng inulin hoặc protein từ đậu nành. Bạn nên để tâm đến yếu tố này khi đọc bảng thành phần của món granola giảm cân.

Sử dụng granola ở khẩu phần hợp lý

Kết hợp khẩu phần granola hợp lý với sữa chua không đường trong thực đơn giảm cân

Kết hợp khẩu phần granola hợp lý với sữa chua không đường trong thực đơn giảm cân

So với ngũ cốc thông thường, khẩu phần ăn granola thường nhỏ hơn nhiều (khoảng 45-60gr). Nguyên nhân là granola chứa nhiều loại hạt giàu năng lượng, chỉ nên sử dụng ở lượng vừa phải để đem lại hiệu quả giảm cân, giữ dáng.

Do đó, bạn cần kiểm tra kỹ khẩu phần ăn khuyến nghị trên bao bì sản phẩm granola trước khi sử dụng. Khi ăn sáng với granola, bạn có thể kết hợp các nguyên liệu như sữa chua không đường, sinh tố rau củ quả.

 
Quỳnh Trang (Theo Washington Post)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp