Chuyên gia chỉ bạn cách hết sạm da, da không đều màu

Một số thói quen hàng ngày vô tình khiến da bạn trông sạm đen hơn

Lời khuyên từ chuyên gia về chăm sóc làn da hỗn hợp trong mùa Thu

Skin Cycling: Xu hướng chăm sóc da tối giản

Mách bạn 7 mẹo chăm sóc da cho người đái tháo đường

Dùng mỹ phẩm thế nào để ngăn ngừa lão hóa da?

Chứng tăng sắc tố da là tình trạng da xuất hiện các mảng tối màu hơn màu da tự nhiên do sắc tố melanin sản xuất quá mức và dư thừa. Biểu hiện thường thấy là các đốm đen, đốm nâu, đốm đồi mồi trên da, sạm da và nám da có kích thước khác nhau.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chứng tăng sắc tố có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi loại màu da và ở mức độ khác nhau.

Viêm da

Các tổn thương về da như mụn trứng cá, vết chàm, vết xước, thậm chí gãi hoặc chà xát mạnh trên da có thể gây viêm. Viêm da có thể khiến các tế bào sản xuất sắc tố tăng cao, để lại đốm đen, thâm nám sau khi vết thương đã lành. Khi viêm là nguyên nhân khiến da đổi màu, nó thường được gọi là tăng sắc tố sau viêm.

Tiếp xúc ánh nắng

Tia UV từ mặt trời kích hoạt sản xuất nhiều hơn sắc tố da melanin như một cách để bảo vệ làn da của bạn. Lượng melanin dư thừa này là nguyên nhân khiến làn da rám nắng, thậm chí là các đốm đen trên da khi bạn ra ngoài nắng thường xuyên trong thời gian dài.

Nám da

Nám da thường xuất hiện khi cơ thể có sự thay đổi nồng độ hormone, nhất là khi phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia, sự kết hợp của các yếu tố: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, di truyền, thay đổi nội tiết tố, sử dụng thuốc tránh thai, các loại thuốc nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến nám da.

Bệnh lý và loại thuốc điều trị

Chứng tăng sắc tố da có thể do bệnh suy thượng thận nguyên phát (Addison) có thể làm tăng sản xuất melanin. Một số loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống sốt rét đều có thể làm tăng nguy cơ tăng sắc tố da. Một số loại thuốc hóa trị cũng có thể gây tăng sắc tố tạm thời, các đốm đen trên da thường biến mất từ ​​10-12 tuần sau khi điều trị kết thúc do các tế bào da mới thay thế các tế bào chết.

Biện pháp ngăn ngừa và làm giảm chứng tăng sắc tố da

- Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm không chỉ cấp ẩm mà còn giúp sáng da

Kem dưỡng ẩm không chỉ cấp ẩm mà còn giúp sáng da

Theo chuyên gia da liễu, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm chứa các thành phần dưỡng ẩm như glycerin hoặc acid hyaluronic, thậm chí có thể là retinol có khả năng cải thiện vấn đề sắc tố, cải thiện nám da, giảm đốm đồi mồi trên da, tăng tốc độ luân chuyển tế bào cải thiện màu da.

Theo Trung tâm Y tế Đại học Tennessee (the University of Tennessee Medical Center), một loại kem dưỡng ẩm tốt cũng có thể khôi phục hàng rào lipid bảo vệ da, giúp các tế bào da mới khỏe mạnh khi chúng thay các tế bào cũ,

- Hạn chế gãi, chà xát da

Thói quen đưa tay gãi khi xuất hiện vết muỗi đốt, hoặc thói quen tự nặn mụn sẽ gia tăng tình trạng tăng sắc tố sau viêm, khiến da không đều màu. Bạn nên sử dụng các loại xịt ngừa côn trùng, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mụn phù hợp để cải thiện tình trạng mụn, tránh mụn mọc nhiều và tự nặn.

- Sản phẩm dưỡng trắng da không cần kê đơn

Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD), các thành phần nên ưu tiên khi chọn các sản phẩm dưỡng trắng da không kê đơn (OTC) bao gồm: acid azelaic, glycolic, vitamin C và retinoids.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các mỹ phẩm có chứa các thành phần như vitamin C, rễ cam thảo và acid kojic giúp giảm sự tăng sắc tố da bằng cách ức chế tyrosinase - một loại enzyme chịu trách nhiệm hình thành sắc tố gây sạm da.

Tuy nhiên, ADD đặc biệt cảnh báo: Không nên thoa các sản phẩm có tác dụng tẩy trắng dạng lỏng lên da của bạn; Đặc biệt chú ý các sản phẩm cảnh báo nhiễm thủy ngân, steroid và các thành phần có hại cho da khác.

- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Ưu tiên các loại mũ rộng vành khi bạn phải ra ngoài nắng nhiều

Ưu tiên các loại mũ rộng vành khi bạn phải ra ngoài nắng nhiều

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa da đổi màu, sạm do ánh nắng mặt trời là thói quen thoa kem chống nắng phổ rộng với chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên hàng ngày, kể cả những ngày nhiều mây hoặc mát mẻ.

Để bảo vệ da tốt hơn khỏi các tia UVA (tia sáng có bước sóng dài, chiếm khoảng 95% lượng tia UV chiếu vào da), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho biết, bạn nên chọn sản phẩm có chứa các thành phần như mexoryl, avobenzone, titanium dioxide, zinc oxide.

Ngoài ra, AAD khuyến cáo nên tránh ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10-14 giờ. Bạn cũng có thể đội mũ rộng vành để bảo vệ da đầu, mặt, tai và cổ.

- Gặp bác sĩ da liễu

Khi các phương pháp trên không giúp cải thiện tình trạng nám da, giảm sạm da, đốm đen trên da, giúp da đều màu, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ da liễu tư vấn, chọn phương pháp điều trị phù hợp và thẩm mỹ.

 
Nguyễn Thanh (Theo Everyday Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu