- Chuyên đề:
- Viêm đường hô hấp
- Kinh nghiệm nuôi con
Trẻ em rất dễ mắc viêm đường hô hấp trong mùa Xuân
Tập thể dục giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ
7 thói quen nhỏ giúp người bị viêm xoang bảo vệ đường hô hấp
Lý do bạn nên giữ ấm vùng mũi trong mùa Đông
6 điều cần tránh để phòng bệnh đường hô hấp
Gia tăng trẻ nhập viện do bệnh hô hấp
Thời tiết tuần qua mưa phùn, nồm ẩm nhiều ngày, khiến số lượng bệnh nhi đến khám tại các bệnh viện ở Hà Nội tăng cao. Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, đa số trẻ mắc các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp, sau đó tiến triển thành viêm phế quản.
Chia sẻ với VnExpress, BS Lê Thị Thu Phương - khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E cho biết, lượng bệnh nhi tăng gấp 3 lần so với trước Tết, ban ngày khoa tiếp nhận 40-50 trẻ, còn ban đêm là 20, chủ yếu mắc bệnh hô hấp.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, số ca mắc cúm, đặc biệt là cúm A cũng có xu hướng tăng, có những trường hợp cả gia đình cùng mắc bệnh do lây chéo từ nhau.
Theo lý giải của các bác sỹ, độ ẩm cao khiến virus, vi khuẩn phát triển mạnh, trong đó phải kể đến phế cầu khuẩn và một loạt các virus gây nhiễm trùng hô hấp khác như Rhinovirus, Adenovirus, virus cúm mùa... Thời tiết mùa Xuân thay đổi thất thường cũng khiến trẻ không thích ứng kịp, dễ nhiễm lạnh và bị virus, vi khuẩn tấn công.
Biện pháp phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ trong mùa Xuân
Trong thời tiết này, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh cần cho trẻ đi tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch, hạn chế cho trẻ ra ngoài trời khi thời tiết chuyển mùa. Gia đình cũng nên hướng dẫn trẻ và giúp trẻ rửa tay bằng xà phòng khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh, để virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp.
Cha mẹ cần chú ý giữ ấm tay, chân, cổ cho trẻ, tránh để những bộ phận này nhiễm lạnh; Mang theo các vật dụng che mưa như ô, áo mưa, cố gắng không để bị ướt. Ngoài ra, thời tiết nóng lạnh thất thường khiến trẻ dễ ra mồ hôi khi chạy nhảy, vận động trong phòng. Phụ huynh cần chú ý vệ sinh, không để trẻ mặc đồ ướt dễ viêm phổi.
Theo các bác sỹ, khi có triệu chứng hô hấp như ho, sổ mũi, sốt, đau họng... cha mẹ nên đưa con đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh, không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt điều trị, không dùng lại đơn thuốc cũ.
Mùa nồm ẩm tại miền Bắc còn có thể kéo dài đến tháng 3, xen kẽ những đợt không khí lạnh bất ngờ. Vì vậy, phụ huynh nên giúp con xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để có thể chống chọi với mầm bệnh. Bữa ăn của trẻ cần cân bằng và đủ chất, đặc biệt là có nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, men vi sinh (probiotics) và kẽm.
Bình luận của bạn