Cách tăng cơ hội thụ thai ở độ tuổi 30

Làm thế nào để tăng cơ hội thu thai ở tuổi 30?

Hiểu về nguy cơ tan máu bẩm sinh khi mang thai

Cha mẹ cần làm gì để theo dõi việc dùng mạng xã hội của con?

Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn mít?

Bị đái tháo đường có sinh mổ được không?

Tuổi tác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ thế nào?

Theo Hội Sản phụ khoa Mỹ (ACOG), khả năng sinh sản của phụ nữ đạt cao nhất từ cuối tuổi teen đến cuối những năm 20 tuổi. Theo ACOG, ở tuổi 30, khả năng sinh sản bắt đầu giảm và sự suy giảm này diễn ra nhanh hơn khi phụ nữ bước vào giữa độ tuổi 30 và đến 45, khả năng sinh sản đã giảm đến mức khó có thể có thai tự nhiên.

Khả năng sinh sản giảm đáng kể nhất xảy ra sau tuổi 35, đặc biệt giảm nhanh sau tuổi 40. Cơ hội mang thai giảm đi, nguy cơ sảy thai và bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi tăng lên. Dưới đây là một số cách tuổi tác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ:

Dự trữ trứng

Dự trữ trứng đề cập đến số lượng và chất lượng trứng của người phụ nữ. Theo độ tuổi, dự trữ trứng của phụ nữ giảm đi, có ít trứng hơn để thụ tinh. Sự suy giảm này dẫn đến những khó khăn để thụ thai tự nhiên, thậm chí cần đến các công nghệ hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Mất nhiều thời gian để thụ thai

Khi phụ nữ "có tuổi" thường mất nhiều thời gian hơn để thụ thai. Điều này là do các yếu tố như sự rụng trứng không đều, chất lượng trứng giảm và tăng nguy cơ mắc các bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.

Tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ

Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có liên quan đến nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn, như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, sinh non và sinh mổ. Cũng có nguy cơ gia tăng các bất thường về nhiễm sắc thể ở trẻ sơ sinh, như hội chứng Down. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh cho thấy nguy cơ sảy thai ở phụ nữ từ 20-24 tuổi là khoảng 8,9%, tăng lên 74,7% đối với người từ 45 tuổi trở lên.

Khi nào là thời điểm tốt nhất để thụ thai?

Thời điểm tốt nhất để mang thai phụ thuộc vào mỗi cá nhân, nhưng về mặt sinh học, những người trên 30 tuổi mang thai có nguy cơ cao bị sảy thai hoặc sinh con bị dị tật bẩm sinh.

Mẹo để cải thiện khả năng sinh sản ở độ tuổi 30

Duy trì lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh tác động tích cực đến khả năng sinh sản. Việc tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Tránh uống quá nhiều rượu, bỏ hút thuốc và kiểm soát sự căng thẳng cũng rất quan trọng. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Hiểu về chu kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ nên quan tâm, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Bạn có thể tham khảo sử dụng các ứng dụng để theo dõi chu kỳ. Điều này giúp xác định thời điểm rụng trứng và thời điểm dễ thụ thai, tối ưu hóa cơ hội thụ thai.

Quản lý tình trạng sức khỏe cơ bản

Một số tình trạng bệnh lý (như hội chứng buồng trứng đa nang - PCOS, lạc nội mạc tử cung hoặc rối loạn tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, bạn nên thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh hiệu quả và đảm bảo khả năng sinh sản.

Sự tư vấn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe

Nếu bạn đã cố gắng thụ thai trong 1 năm (hoặc 6 tháng nếu bạn trên 35 tuổi) nhưng vẫn không thể mang thai thành công, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia sinh sản. Bác sĩ sẽ đánh giá khả năng sinh sản của cả hai, tiến hành các xét nghiệm cần thiết và đề xuất các biện pháp can thiệp hoặc điều trị thích hợp.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp