Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn mít?

Khi ăn hợp lý, mít bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ cho phụ nữ mang thai

Cách “hạ nhiệt” cho bà bầu trong ngày nắng nóng

Tại sao bà bầu hay thấy nóng hơn người bình thường?

Cách giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn

Bà bầu cần tránh những thực phẩm nào để có thai kỳ khỏe mạnh?

Mít là trái cây độc đáo của vùng nhiệt đới nhờ vị ngon ngọt và mùi thơm hấp dẫn. Mít chín có thể ăn trực tiếp hoặc thêm vào các món chè, sữa chua giải nhiệt mùa Hè. Mít non có thể làm gỏi, dùng thay thế thịt trong các món ăn chay. Hạt mít cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt Nam.

Quả mít hấp dẫn là vậy, nhưng không ít phụ nữ mang thai lại e ngại với trái cây này. Tại nhiều nước như Ấn Độ, Malaysia và cả nước ta, người ta cho rằng bà bầu ăn đu đủ, mướp đắng, dứa và mít có thể dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra rủi ro nào với sức khỏe, nếu mẹ bầu ăn mít ở mức điều độ.

Giá trị dinh dưỡng của mít

Mít giàu chất xơ, vitamin A, C, kẽm và các chất chống oxy hóa. Đây đều là những vi chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt, vitamin A cần thiết cho sự phát triển thị lực của thai nhi. Mít có lượng calorie đáng kể, nhưng chứa rất ít cholesterol, nên có thể dùng như món ăn nhẹ lành mạnh.

Ngoài ra, ăn mít còn giúp cải thiện tình trạng táo bón và các vấn đề tiêu hóa hay gặp trong thai kỳ. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong mít cũng có lợi với sức khỏe tử cung. Thêm nữa, mít chứa kali và magne giúp bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh tim mạch và nguy cơ loãng xương.

Hạt mít lại là thực phẩm có thể bổ sung lượng sắt đáng kể, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Khi nào bà bầu không nên ăn mít?

Không ăn hạt mít khi đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc chống tập kết tiểu cầu

Không ăn hạt mít khi đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc chống tập kết tiểu cầu

Mặc dù có nhiều lợi ích với sức khỏe, mít có thể dẫn đến một vài tác dụng phụ không mong muốn nếu thưởng thức không đúng cách.

Chị em mang thai nên tránh xa quả mít, hạt mít nếu có tiền sử dị ứng với latex hay phấn hoa cây bạch dương. Đây là tình trạng hiếm gặp, nhưng có thể phát hiện qua xét nghiệm dị nguyên.

Muốn ăn hạt mít an toàn, bạn nên luộc hoặc nướng chín kỹ hạt mít. Phụ nữ mang thai đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), aspirin hay thuốc chống tập kết tiểu cầu không được ăn hạt mít.

Ngoài ra, khi mang thai, chị em nên thưởng thức mít vừa phải. Ăn quá nhiều mít có thể gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ nên hạn chế ăn trái cây ngọt và có chỉ số đường huyết cao như mít.

Tuy chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn mít gây sảy thai, cơ thể mỗi bà bầu sẽ có phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa về chế độ ăn uống an toàn trong thai kỳ. 

 
Quỳnh Trang (Theo Health Digest)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng