Biện pháp hỗ trợ kiểm soát cholesterol không dùng thuốc

Thay đổi chế độ ăn uống giúp cải thiện chỉ số "cholesterol xấu" LDL

4 thực phẩm có thể giảm mức cholesterol tự nhiên

6 nguyên liệu nên thêm vào món salad tốt cho tim mạch

Dấu hiệu tắc nghẽn động mạch chớ chủ quan

5 thực phẩm có thể giúp giảm cholesterol

Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất béo trong máu, đặc biệt là tăng "cholesterol xấu" LDL và chất béo trung tính (triglyceride). Không ít người bệnh có chế độ ăn uống khá lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, kiêng thịt đỏ và rượu bia mà vẫn gặp phải tình trạng chỉ số LDL cholesterol tăng cao.

Theo bác sĩ Christopher Cannon – bác sĩ cao cấp về Dự phòng Bệnh tim mạch tại Bệnh viện Brigham and Women’s, đồng thời là Tổng biên tập ấn phẩm về tim mạch Tâm Thư Harvard (Harvard Heart Letter), 3 biện pháp chính để giảm LDL cholesterol là dùng thuốc hạ mỡ máu theo chỉ định, điều chỉnh chế độ ăn kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng.

Dưới đây là tư vấn của BS. Cannon giúp bạn ổn định chỉ số cholesterol một cách tự nhiên:

Thay đổi chế độ ăn uống

Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ và da động vật, mỡ động vật, bơ sữa

Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ và da động vật, mỡ động vật, bơ sữa

Theo BS. Cannon, chỉ 20% cholesterol trong máu đến từ thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Phần còn lại được gan và tế bào trong ruột non sản xuất. Tuy nhiên, đa phần cholesterol đến từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt và sữa chứa nhiều chất béo bão hòa. Nguồn chất béo này sẽ làm tăng chỉ số LDL cholesterol.

Vì lý do đó, chuyên gia khuyến cáo, người bệnh mỡ máu cao nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, thay bằng thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như dầu thực vật, quả bơ, các loài cá béo.

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung vào chế độ ăn nhiều rau củ quả, trái cây, hạt họ đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Hàm lượng chất xơ cao trong thực vật giúp ngăn ngừa tái hấp thụ cholesterol tại đường ruột, từ đó giúp ổn định mỡ máu.

BS. Cannon cho biết, điều chỉnh chế độ ăn không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả trông thấy với người bệnh. Tuy nhiên, ngay cả khi chỉ số LDL cholesterol không cải thiện nhiều, chế độ ăn nhiều rau củ quả và ngũ cốc vẫn cung cấp nhiều dưỡng chất giúp giảm viêm, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa động mạch.

Kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng

Theo kinh nghiệm của BS. Cannon, thực phẩm chức năng chứa vỏ mã đề và các sterol thực vật có thể hỗ trợ quá trình giảm LDL cholesterol nhưng ở mức rất khiêm tốn.

Vỏ mã đề (Psyllium husk)

Bổ sung vỏ hạt mã đề vào chế độ ăn có tác dụng kiểm soát chỉ số cholesterol

Bổ sung vỏ hạt mã đề vào chế độ ăn có tác dụng kiểm soát chỉ số cholesterol

Vỏ hạt mã đề được chiết xuất từ hạt của cây Plantago ovata thuộc chi Mã đề (cần phần biệt với loài mã đề phổ biến ở Việt Nam là Plantago asiatica). Ngoài công dụng phổ biến nhất là giảm táo bón, bột vỏ mã đề còn có thể hấp thụ acid mật và cholesterol, giúp thải chúng ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng (Nutrients) vào tháng 4/2024 cho thấy, sử dụng vỏ hạt mã đề hàng ngày trong vòng 1-2 tháng giúp giảm chỉ số LDL cholesterol khoảng 6 đơn vị. Liều lượng cần dùng 5-10gr mỗi ngày, bởi loại bột này khi pha vào nước sẽ tạo thành kết cấu gel đặc.

Sterol từ thực vật

Phytosterol hay sterol từ thực vật là hợp chất có cấu trúc tương tự với cholesterol có trong động vật. Dạng sterol này có trong màng tế bào của các loại hạt, đậu nành, hạt cải dầu. Bổ sung sterol thực vật vào chế độ ăn sẽ ức chế lượng cholesterol mà cơ thể hấp thụ.

Ngày nay, phytosterol được bổ sung vào nhiều thực phẩm hàng ngày như bánh ăn vặt, sữa, nước ép trái cây, bánh mì. Ngoài ra, chúng còn được chiết xuất thành thực phẩm chức năng dạng viên.

Nghiên cứu cho thấy, bổ sung 2gr sterol thực vật mỗi ngày trong vòng 8 tuần giúp giảm chỉ số LDL cholesterol khoảng 10%.

 
Quỳnh Trang (Theo Health Harvard)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch