- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bạn có biết bổ sung bao nhiêu caffeine một ngày là an toàn với bà bầu?
Cà phê có thực sự gây tình trạng mất nước?
Mẹo giảm tác dụng phụ của caffeine
Uống cà phê đúng cách để giảm đau đầu
Vì sao trẻ em nên tránh xa caffeine?
Tại sao phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều thực phẩm, thức uống có caffeine?
Trong thời kỳ mang thai, tốc độ chuyển hóa và đào thải caffeine ra khỏi máu của người mẹ chậm đi đáng kể. Nếu một người bình thường chỉ cần trung bình khoảng 4 giờ để phân hủy 50% lượng caffeine bạn đã nạp vào, thì ở những phụ nữ mang thai (nhất là trong những tháng cuối thai kỳ), quá trình này có thể kéo dài gấp 3 - 4 lần.
Nguyên nhân là do hoạt động của enzyme CYP1A2 (enzyme gan chịu trách nhiệm chuyển hóa caffeine) bị ức chế khi caffeine tương tác với hormone oestrogen và progestogen. Do caffeine ở trong máu lâu hơn, chúng có thể đi qua nhau thai và tác động tới thai nhi. Điều này có thể gây hại vì thai nhi chưa thể phân hủy được caffeine, từ đó dễ tổn thương bởi những tác động tiêu cực của caffeine.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa lượng caffeine tiêu thụ trong thời kỳ mang thai và nguy cơ gặp phải các biến chứng liên quan tới cân nặng của trẻ khi sinh. Theo đó, lượng caffeine tiêu thụ càng nhiều, nguy cơ biến chứng sẽ càng tăng lên. Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) đã đưa ra kết luận, giới hạn việc tiêu thụ 200mg caffeine/ngày là mức an toàn cho thai nhi.
Tại sao phụ nữ cho con bú cũng cần hạn chế thực phẩm, thức uống có caffeine?
Một lượng nhỏ caffeine có thể đi vào sữa mẹ, từ đó ảnh hưởng tới con khi mẹ cho con bú. Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc tiêu thụ quá 3mg caffeine/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày có thể làm tăng nhịp tim ở trẻ, khiến trẻ hay thấy bồn chồn.
Do đó, EFSA khuyến cáo phụ nữ đang cho con bú nên tránh uống quá nhiều thức uống chứa caffeine một lúc, tốt nhất là hạn chế dưới 200mg caffeine. Điều này giúp trẻ không nhận quá 0,3mg caffeine/kg trọng lượng cơ thể, từ đó không gặp phải tác động phụ nào đáng ngại.
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế caffeine thế nào?
Đối với phụ nữ mang thai và/hoặc đang cho con bú, EFSA kết luận rằng việc dùng các thực phẩm/đồ uống có chứa caffeine nên được giới hạn trong ngưỡng dưới 200mg caffeine/ngày. Điều này sẽ đảm bảo sự an toàn cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo những phụ nữ có thói quen uống nhiều cà phê, trà… (với ngưỡng quá 300mg caffeine/ngày) nên chủ động giảm lượng caffeine trong thai kỳ. Điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ sảy thai, trẻ sinh nhẹ cân.
Nên nhớ, 200mg caffeine/ngày là tổng lượng caffeine có trong bất kỳ thực phẩm, đồ uống nào có chứa chất kích thích này, ví dụ như cà phê, trà đặc, nước có gas, nước tăng lực, chocolate hay các sản phẩm bổ sung khác có chứa caffeine…
Theo quy định của châu Âu, các loại đồ uống có chứa trên 150mg caffeine/L cần được ghi rõ “có chứa caffeine” trên nhãn thực phẩm. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng quy định này chỉ áp dụng với một số loại nước ngọt/nước có gas và nước tăng lực có chứa caffeine, không áp dụng cho trà, cà phê và các sản phẩm khác.
Bình luận của bạn