4 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Chất tạo ngọt liên quan đến nguy cơ đau tim, đột quỵ

8 thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

Xét nghiệm máu có thể dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ

4 lợi ích của yoga với sức khoẻ tim mạch

Mới đây, một nghiên cứu được đăng tải bởi Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (European Society of Cardiology) đã tiết lộ 4 đặc điểm phổ biến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh Tim mạch như đau tim và đột quỵ. Ngoài việc cung cấp những thông tin mới, nghiên cứu còn gợi ý thêm một số biện pháp cải thiện sức khoẻ tim mạch hiệu quả.

Nghiên cứu đã theo dõi 34.269 người lớn ở độ tuổi 40 và 50 được sàng lọc sức khoẻ tim mạch vào những năm 1990 tại Thuỵ Điển. Trong đó có 5.084 người được phân loại là mắc hội chứng chuyển hoá khi có 3 hoặc nhiều hơn những đặc điểm dưới đây:

1. Vòng eo: Trên 102cm đối với nam và 88cm đối với nữ.

2. Mức cholesterol trong máu cao: 6,1mmol/l trở lên, tương đương khoảng 236mg/dL.

3. Tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu từ 130mmHg trở lên, huyết áp tâm trương từ 86mmHg trở lên.

4. Lượng đường trong máu cao: Lượng đường huyết lúc đói là 5,6mmol/l trở lên, tương đương với khoảng 101mg/dL.

Bên cạnh nhóm người mắc hội chứng chuyển hoá đã được xác định ở trên, các nhà nghiên cứu còn phân loại thêm một nhóm không mắc hội chứng chuyển hoá bao gồm hơn 10.000 người. Trong tổng số người tham gia nghiên cứu có 47% là phụ nữ. Thời gian theo dõi trung bình trong khoảng 27 năm.

Kết quả, có tới 32% số người thuộc nhóm mắc hội chứng chuyển hoá xảy ra các biến cố tim mạch không gây tử vong trong khi ở nhóm đối chứng thì tỉ lệ này chỉ dừng ở con số 22%.

Như vậy, nghiên cứu đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa hội chứng chuyển hóa và nguy cơ gia tăng các bệnh lý tim mạch.

Ngoài ra, khi so sánh thời điểm xảy ra biến cố tim mạch đầu tiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những cá nhân mắc hội chứng chuyển hóa thường gặp phải các vấn đề về tim mạch sớm hơn đáng kể. Cụ thể, trung bình họ trải qua cơn đau tim hoặc đột quỵ đầu tiên vào gần cuối năm thứ 16 kể từ khi bắt đầu nghiên cứu, trong khi nhóm đối chứng là khoảng 19 năm. Sự chênh lệch hơn 2 năm này cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nhóm bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa xuất hiện sớm hơn và đáng báo động hơn.

Tiến sĩ Lena Lönnberg (Thuỵ Điển) – tác giả của nghiên cứu đã nhấn mạnh, hội chứng chuyển hóa thường tiến triển âm thầm và không gây ra triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Do đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của hội chứng này là vô cùng quan trọng. Mặc dù mức độ tăng của từng thành phần có thể còn tương đối nhẹ, nhưng chúng đã đủ để báo hiệu nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính về sau.

Sự kết hợp của các yếu tố có trong hội chứng chuyển hóa làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Trong đó, cao huyết áp được xem là yếu tố nguy hiểm nhất, đặc biệt đối với phụ nữ trung niên. TS. Lönnberg khẳng định, việc kiểm soát chặt chẽ huyết áp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ này.

Chế độ ăn DASH được khuyến nghị dành cho những người cao huyết áp

Chế độ ăn DASH được khuyến nghị dành cho những người cao huyết áp

Một trong những biện pháp hiệu quả để hạ huyết áp và cải thiện tình trạng hội chứng chuyển hóa là tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn kiêng cho người cao huyết áp - DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) được khuyến nghị rộng rãi nhờ khả năng kiểm soát huyết áp hiệu quả và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Áp dụng chế độ ăn DASH là một bước khởi đầu lý tưởng để cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc các biến chứng của hội chứng chuyển hóa.

 
Hà Chi (Theo Eatting Well)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch