Chế độ ăn giảm muối hiệu quả không kém thuốc hạ huyết áp

Giảm ăn mặn giúp kiểm soát nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm do tăng huyết áp

3 sai lầm trong dùng thuốc điều trị tăng huyết áp

5 loại trà có thể hỗ trợ hạ huyết áp

2 loại cá có thể làm tăng huyết áp nếu bạn ăn "vô tội vạ"

Dấu hiệu ở cổ cảnh báo bệnh tăng huyết áp

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí JAMA, chế độ ăn giảm mặn (dưới 500mg natri mỗi ngày) có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp ở phần lớn người tham gia. Nghiên cứu được thực hiện trên 213 người từ 50-75 tuổi, trong đó có cả người khỏe mạnh lẫn người có bệnh lý tăng huyết áp sẵn có. Ngoài chế độ ăn bình thường, họ còn thực hiện chế độ ăn nhiều muối natri (khoảng 2.200mg natri mỗi ngày) và chế độ ăn ít natri (500mg natri mỗi ngày).

Kết quả cho thấy, chỉ sau 1 tuần thực hiện, người ăn chế độ ít natri có chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) thấp hơn 8mmHg so với người ăn chế độ nhiều muối. Trong khi đó, chế độ ăn bình thường giúp giảm 6mmHg. Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh, tác dụng của chế độ ăn ít natri có thể tương đương với lợi ích của thuốc hydrochlorothiazide – một loại thuốc lợi tiểu thường được chỉ định cho người bệnh tăng huyết áp.

Tác giả nghiên cứu kết luận, chế độ ăn ít natri giúp giảm huyết áp tâm thu ở gần 3/4 số người tham gia. Kết quả không chịu ảnh hưởng của tình trạng huyết áp cũng như thuốc hạ áp người bệnh đang sử dụng.

Tăng huyết áp được biết là “sát thủ thầm lặng”, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, mắc bệnh thận mạn tính. Không chỉ trên toàn cầu, các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, ở Việt Nam, cứ 100 người trưởng thành (trên 25 tuổi) thì có 25 người bị tăng huyết áp, tức là tỷ lệ 1/4.

Ăn quá mặn là một trong những nguy cơ hàng đầu làm tăng huyết áp. Ngoài ra, thường xuyên uống rượu, chỉ 1 ly mỗi ngày cũng làm tăng chỉ số huyết áp ở người trưởng thành vốn không có bệnh lý này.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5gr muối/ngày (tương đương với 1 thìa cà phê và 2.000mg natri).

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân hãy giảm lượng muối ăn vào hàng ngày để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác. Ba biện pháp chính để giảm ăn muối đó là cho bớt muối - giảm lượng muối và gia vị mặn cho vào khi chế biến thức ăn; Chấm nhẹ tay - hạn chế sử dụng và hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn trong khi sử dụng; Hạn chế lựa chọn hay sử dụng thực phẩm có nhiều muối.

 
Quỳnh Trang (Theo CBS News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch