Với chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và hợp lý, người bị ung thư phổi sẽ tăng được hiệu quả điều trị
Ung thư phổi có thể di căn đến cơ quan nào?
Ung thư phổi có thể di căn đến cơ quan nào?
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân ung thư phổi không đáp ứng với liệu pháp miễn dịch
Người bệnh ung thư phổi sống được bao lâu?
Mỗi người bị ung thư phổi có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, dựa trên chiều cao, cân nặng, kế hoạch điều trị và các biến chứng của bệnh. Nói chung, không có một kế hoạch ăn cụ thể nào được chỉ định cho những người bị ung thư phổi. Tuy nhiên, các mục tiêu dinh dưỡng nhất định phải được đảm bảo như:
- Duy trì trọng lượng lý tưởng
- Loại bỏ mỡ thừa
- Cung cấp đủ cho cơ thể chất dinh dưỡng đa lượng (carbohydrate), protein, vitamin, khoáng chất và chất lỏng
- Hạn chế các tác dụng phụ của điều trị ung thư phổi.
Trao đổi với bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là cách tốt nhất để xác định chế độ ăn uống thích hợp cho người bị ung thư phổi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng những mẹo hữu ích dưới đây.
1. Nên ăn thức ăn mềm
Do người bị ung thư phổi gặp phải tình trạng khó nuốt, và rất dễ bị lở miệng nên điều quan trọng là phải phục vụ họ những thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt. Nên tránh ăn bánh quy giòn, khoai tây chiên và thậm chí một số loại trái cây và rau sống có kết cấu thô, cứng.
2. Cung cấp nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày
Thay vì cung cấp 3 bữa lớn một ngày cho người bị ung thư phổi, bạn nên cung cấp các khẩu phần ăn nhỏ trong ngày. Điều này giúp đảm bảo rằng người bệnh nhận được đủ lượng carbohydrate, protein và các chất dinh dưỡng khác mà không bị quá no.
3. Chất lỏng sẽ dễ nuốt hơn
Sinh tố rất thích hợp cho người bị ung thư phổi vì chúng sẽ không khó nuốt. Ngoài ra, sinh tố còn có tác dụng làm dịu cổ họng bị đau và sưng tấy. Bên cạnh đó, việc uống đủ nước cũng rất quan trọng với người bệnh.
4. Sử dụng thức ăn nhạt để tránh gây khó chịu cho dạ dày
Đang điều trị ung thư phổi có thể khiến người bệnh lúc nào cũng bị đau bụng. Nhưng bạn có thể giảm cơn đau ở mức tối thiểu bằng việc ăn các món ăn nhạt. Bên cạnh đó, bất cứ thứ gì nóng và chua đều có thể gây kích ứng lở miệng, khiến người bệnh khó ăn hơn. Bạn nên tránh ăn các loại trái cây có nhiều tính acid, ví dụ chanh, cà chua, dứa, mận, việt quất... Bạn nên hướng dẫn người bệnh ăn trong khi ngồi (nếu có thể) và hạn chế nằm xuống để tránh cho dạ dày khó chịu.
5. Trà bạc hà hoặc trà gừng
Làm dịu đường ruột là một trong những mục tiêu quan trọng nhất đối với người bị ung thư phổi. Nhâm nhi một tách trà gừng hoặc trà bạc hà có thể làm dịu cơn đau bụng nhanh chóng. Đảm bảo rằng đồ uống không quá nóng để không gây ảnh hưởng đến miệng và cổ họng của bệnh nhân.
6. Thức ăn giàu chất xơ
Do quá trình điều trị và thiếu hoạt động thể chất, người bị ung thư phổi có thể bị táo bón. Bạn có thể đưa vào chế độ ăn hàng ngày những thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt để thúc đẩy hoạt động của đường ruột. Các loại rau nên được luộc, hấp chín kỹ để dễ ăn hơn.
Bình luận của bạn