- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Chế độ ăn cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp tăng khả năng thụ thai - Ảnh: Freepik
Bệnh Basedow ảnh hưởng đến sinh sản thế nào?
U nang buồng trứng ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?
5 tư thế yoga tăng cường khả năng sinh sản ở phụ nữ
Chị em cần lưu ý gì khi sử dụng tampon?
Dinh dưỡng và sức khỏe sinh sản
Ngoài yếu tố tuổi tác, khả năng thụ thai chịu nhiều ảnh hưởng từ sức khỏe và sinh hoạt. Các bệnh phụ khoa gây rối loạn khả năng rụng trứng (hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung) là nguy cơ gây hiếm muộn, vô sinh phổ biến ở chị em.
Thực phẩm, đồ uống bạn sử dụng hàng ngày không chỉ giúp cải thiện sức khỏe của bạn mà còn gia tăng cơ hội được làm mẹ. Tuy không có chế độ ăn cụ thể có thể tăng khả năng thụ thai, chị em nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ năng lượng từ đa dạng thực phẩm. Một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho sinh sản nên gồm rau củ quả, ngũ cốc, các loại hạt và nguồn protein chất lượng.
6 bí quyết ăn uống tốt cho sinh sản
Bữa ăn cung cấp lượng calorie vừa đủ
Cân nặng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thụ thai của phụ nữ. Người quá gầy hay quá béo đều dễ gặp phải những bất thường về kinh nguyệt và quá trình rụng trứng. Một số trường hợp phụ nữ thiếu cân, giảm cân quá mức thậm chí còn mất kinh hoàn toàn, dẫn tới không rụng trứng và thụ thai.
Để duy trì cân nặng khỏe mạnh, đầu tiên bạn cần cung cấp cho cơ thể lượng calorie phù hợp. Bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng, sinh sản sẽ giúp bạn xác định và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
Ăn thực phẩm giàu acid folic
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo, phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai cần bổ sung ít nhất 400mcg acid folic/ngày để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Acid folic là một dạng vitamin B9, vitamin thiết yếu cho cả cơ thể mẹ lẫn bào thai.
Acid folic có trong các loại hạt họ đậu, măng tây, trứng, rau lá xanh, gan bò, gan gà… Nếu chế độ ăn không đáp ứng đủ, chị em có thể sử dụng viên uống bổ sung acid folic theo tư vấn của bác sỹ.
Ăn thực phẩm giàu sắt
Khi có ý định mang thai, bạn nên tăng cường ăn thực phẩm giàu sắt để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ cần lượng máu nhiều hơn, đặc biệt để nuôi dưỡng nhau thai.
Thực phẩm giàu sắt thường có nguồn gốc từ thịt động vật. Bên cạnh đó, một số nhóm rau xanh như cải xoăn, bông cải xanh, rau chân vịt, khoai lang, đậu… cũng cung cấp một lượng sắt đáng kể cho bữa ăn hàng ngày.
Ưu tiên thực phẩm chứa acid béo omega-3
Nghiên cứu trên Tạp chí Reproductive Science chỉ ra rằng, phản ứng viêm là một trong những nguyên nhân dẫn tới vô sinh và ảnh hưởng tới toàn bộ các cơ quan tham gia vào quá trình sinh sản. Bổ sung omega-3 vào chế độ dinh dưỡng không chỉ đem lại tác dụng chống viêm, mà còn hỗ trợ bảo vệ tế bào trứng.
Ngoài thực phẩm bổ sung, acid béo omega-3 có trong cá béo, hàu, các loại hạt, quả bơ, dầu olive. Một số tổ chức lại cho rằng, phụ nữ đang mang thai ăn hải sản ở mức độ vừa phải để hạn chế nguy cơ nhiễm độc tố nguy hiểm. Tuy nhiên, cá hồi, cá ngừ albacore, cá thu, cá tuyết… nói chung an toàn với bà bầu khi được chế biến chín.
Lựa chọn nguồn carbohydrate phức tạp
Carbohydrate đơn giản – gồm tinh bột đã qua tinh chế, bánh mì trắng, đồ ăn nhanh – có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, ảnh hưởng đến hormone sinh dục nữ như estrogen và progesterone.
Khi đó, carbohydrate phức tạp (hay tinh bột phức tạp) là lựa chọn lành mạnh hơn cho tất cả mọi người, đặc biệt là chị em đang muốn thụ thai. Do có hàm lượng chất xơ cao, nguồn carbohydrate phức tạp không ảnh hưởng nghiêm trọng với nồng độ insulin trong cơ thể. Bạn nên thêm thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như gạo lứt, bánh mì làm từ bột mì nguyên cám, hạt diêm mạch, yến mạch… vào bữa ăn.
Kiêng đồ uống có cồn
Lời khuyên này áp dụng với cả bà bầu và người đang mong muốn thụ thai thành công. Uống rượu bia trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, cũng như các dị tật nguy hiểm cho thai nhi. Ngoài ra, đồ uống có cồn cũng cản trở quá trình hấp thụ các dưỡng chất cần thiết với quá trình mang thai như acid folic, B12, B1, kẽm, vitamin D…
Bình luận của bạn