Dưới đây là 9 nguyên nhân khiến tóc bạn rụng nhiều, sợi tóc trở nên yếu hơn
1. Bạn đang dùng một số loại thuốc: Hãy xem xét lại các tác dụng phụ của thuốc bạn đang dùng - có thể nó có trong danh sách gây rụng tóc. Ví dụ như thuốc làm loãng máu, thuốc trị mụn trứng cá có nhiều vitamin A, steroid đồng hóa hoặc thuốc điều trị viêm khớp, trầm cảm, bệnh gout, các vấn đề về tim hoặc tăng huyết áp.
2. Bạn vừa sinh em bé: Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng sẽ làm chậm chu kỳ rụng tóc tự nhiên. Kết quả là một số phụ nữ cảm thấy tóc trở nên chắc khỏe hơn. Tuy nhiên sau khi sinh, nội tiết tố của bạn sẽ thay đổi nên tóc có thể rụng nhiều hơn. Nhưng đừng lo lắng, mọi thứ sẽ trở lại bình thường trong khoảng từ 3 đến 6 tháng sau.
3. Cơ thể không đủ sắt: Chất sắt giúp giữ cho tóc luôn khỏe mạnh. Khi hàm lượng sắt trong cơ thể giảm xuống thì tóc của bạn cũng như vậy. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị thiếu sắt bao gồm: Móng tay giòn, da vàng hoặc nhợt nhạt, thở gấp, suy nhược và tim đập nhanh.
4. Bạn đang bị căng thẳng: Áp lực về tinh thần quá lớn khiến nang tóc không phát triển, mà đây lại là bộ phận nhận chất dinh dưỡng để nuôi tóc. Kết quả là tóc rụng và ít mọc tóc con.
5. Không ăn đủ protein: Protein là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các nang tóc, vì thế thiếu hụt vi chất này là một trong những nguyên nhân khiến chân tóc yếu, dễ gãy rụng, tóc mảnh… Thêm thịt, trứng, cá, các loại hạt và đậu vào bữa ăn có thể cung cấp protein cho cơ thể của bạn.
6. Sử dụng nhiệt: Việc sử dụng máy sấy tóc, máy ép tóc và máy uống tóc hàng ngày sẽ làm khô các chân tóc của bạn và khiến chúng dễ bị gãy rụng hơn. Thuốc tẩy, thuốc nhuộm, thuốc uốn và thuốc xịt tóc cũng không tốt cho tóc.
7. Bạn có thể đang mắc một số bệnh khác: Rụng tóc là một triệu chứng của hơn 30 bệnh, bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh hắc lào trên da đầu, rối loạn tuyến giáp và các bệnh tự miễn dịch. Bạn cũng có thể rụng tóc khi bị cảm cúm, sốt cao hoặc nhiễm trùng.
8. Hút thuốc: Hút thuốc sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng máu trong cơ thể và ảnh hưởng tới hoạt động của các nang tóc. Một khi nang tóc bị thiếu dưỡng chất, oxy và lượng máu cần thiết, các sợi tóc sẽ còi cọc hoặc không thể mọc ra khỏi nang tóc. Qua thời gian, sợi tóc sẽ yếu và rụng dần.
9. Bạn bị rối loạn ăn uống: Cả chứng chán ăn (ăn không đủ) và chứng ăn vô độ (bỏ ăn sau khi ăn) đều có thể khiến tóc bạn rụng, vì cơ thể bạn không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển và duy trì tóc khỏe mạnh. Rối loạn ăn uống là chứng bệnh tâm lý, vì vậy bạn cần gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần, chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia y tế để cải thiện tình trạng này.