Tỷ lệ ngón tay có thể làm “thước đo” thể lực?

Tỷ lệ giữa ngón trỏ và ngón áp út có thể "bật mí" thể lực của bạn.

Lợi ích không ngờ khi tập kickboxing

Các bài tập săn chắc cơ bắp với dây thừng tập thể lực

Rèn luyện thể lực đem lại nhiều lợi ích với người cao tuổi

Các hoạt động giúp trẻ có kỳ nghỉ Hè vui khỏe và bổ ích

Theo đó, nghiên cứu tổng hợp được đăng tải gần đây trên Tạp chí Sinh học Con người Mỹ (American Journal of Human Biology) đã phân tích dữ liệu từ hơn 5.000 người ở 12 quốc gia. Kết quả cho thấy, những người có độ dài ngón áp út dài hơn ngón trỏ (còn được gọi là tỷ lệ 2D:4D thấp) thường có hiệu suất cao hơn trong các hoạt động cần sức bền như chạy đường dài, đi xe đạp hay chèo thuyền. Họ cũng có xu hướng chịu được cường độ tập luyện nặng trong thời gian dài hơn.

Theo GS.TS Grant Tomkinson, chuyên gia nghiên cứu về chuyển động và thể dục của con người tại Đại học Nam Úc, chiều dài ngón tay có thể là chỉ số sinh học đơn giản để dự đoán khả năng thể chất, đặc biệt trong các bài tập cần sức bền tim mạch. Tuy vậy, ông cũng nhấn mạnh: đây chỉ là một dấu hiệu tham khảo, không thể thay thế các bài kiểm tra thể lực chính quy.

Để giải thích cho kết quả này, các nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ giữa ngón trỏ và ngón đeo nhẫn có liên quan đến lượng hormone testosterone mà một người đã nhận được từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Những em bé được tiếp xúc nhiều với hormone này ngay từ trong thai kỳ thường có ngón áp út dài hơn ngón trỏ.

Bên cạnh đó, testosterone cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của những cơ quan đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể khỏe hơn, bền hơn khi chơi thể thao như cơ bắp, tim và phổi. 

Ngoài sức bền, những người có ngón áp út dài hơn ngón trỏ còn được cho là có khả năng phục hồi tốt hơn sau tập luyện nặng, ít bị đau mỏi cơ hơn và có thành tích tốt hơn ở các môn cần sức mạnh như chạy nước rút hoặc nhảy.

 

Tỷ lệ 2D:4D thấp là khi ngón áp út cao hơn ngón trỏ.

Tỷ lệ 2D:4D thấp là khi ngón áp út cao hơn ngón trỏ.

Không chỉ sức bền, tỷ lệ ngón tay này còn được liên kết với các yếu tố như sức mạnh bám tay, tốc độ chạy nước rút hay sức bật. Tuy nhiên, mối liên hệ này không đồng đều ở tất cả các môn thể thao và có vẻ rõ ràng hơn ở nam giới.

Dù vậy, không phải ai cũng đồng tình với giả thuyết này. Một số nhà khoa học như GS.TS James Smoliga thuộc Khoa Khoa học Phục hồi chức năng của trường Y khoa Đại học Tufts (Mỹ) cho rằng mối liên hệ giữa chiều dài ngón tay và mức testosterone trước sinh còn nhiều nghi vấn. Ông chỉ ra rằng tỷ lệ ngón tay có thể thay đổi theo thời gian, và việc đo ở người trưởng thành không phản ánh chính xác mức hormone trong thai kỳ. Thậm chí, các cặp song sinh giống hệt nhau vẫn có thể có tỷ lệ ngón tay khác nhau, dù cùng lớn lên trong tử cung giống nhau.

Tương tự, BS. Michael Fredericson thuộc Trường Y khoa Đại học Stanford (Mỹ) cũng khuyến cáo không nên xem tỷ lệ ngón tay là công cụ duy nhất để xác định tiềm năng thể thao. Phần lớn các nghiên cứu hiện tại chỉ mang tính quan sát, chưa đủ bằng chứng để xác lập mối quan hệ nhân quả.

Vậy điều gì thực sự cải thiện hiệu suất thể thao? Câu trả lời đơn giản và quen thuộc: luyện tập. Dù tỷ lệ ngón tay của bạn là bao nhiêu, việc rèn luyện thường xuyên, đúng cách vẫn là chìa khóa giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, sức bền và thành tích thể thao.

 
Hà Chi (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp