Lợi ích sức khỏe của củ riềng

Củ riềng được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ nhiều bệnh

Lợi ích từ củ riềng

5 lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của củ gừng

Củ gừng chữa bệnh: Nhanh chóng, đơn giản mà chẳng ai ngờ

Đậm đà cá chim kho riềng

Củ riềng là một thành viên trong "đại gia đình" nhà gừng. Không chỉ làm gia vị cho món ăn, củ riềng đã còn được sử dụng như một loại thảo dược trong y học cổ truyền. Từ lâu, ông cha ta đã dùng riềng để điều trị các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, đau dạ dày... Y học hiện đại phát hiện ra củ riềng có chứa các chất chống oxy hóa và tannin có khả năng kháng viêm. Ngoài ra, chiết xuất riềng còn có thể hoạt động như một loại thuốc kháng sinh.

Lợi ích sức khỏe của riềng

Trong y học cổ truyền, riềng có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe sau đây:

- Hôi miệng;

- Đái tháo đường;

- Tiêu chảy;

- Khó tiêu;

- Say tàu xe;

- Buồn nôn;

- Loét.

Ngoài ra, riềng còn giúp cải thiện tiêu hóa, kích thích lưu thông khí huyết, giúp giảm cân và phòng béo phì. Bôi riềng trực tiếp lên da giúp đảo ngược dấu hiệu lão hóa, giảm mụn và điều trị bỏng.

Không chỉ làm gia vị cho món ăn, củ riềng đã còn được sử dụng như một loại thảo dược

Không chỉ được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền và trong dân gian, lợi ích sức khỏe của củ riềng còn được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Medicinal Food năm 2012 cho thấy riềng có đặc tính chống béo phì. Các hoạt chất trong riềng ngăn ngừa tích tụ chất béo và làm giảm nồng độ hormone leptin (hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo).

Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Fitoterapia năm 2002 cho thấy bột riềng có thể điều chỉnh nồng độ đường trong máu. Một số nghiên cứu khác cho thấy củ riềng còn có lợi ích chống ung thư. Chẳng hạn, theo nghiên cứu công bố trên Molecular Medicine Reports năm 2013, chiết xuất riềng giúp ức chế sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú.

Tác dụng phụ

Cho tới nay, chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng về lợi ích của củ riềng và sự an toàn khi sử dụng loại thảo dược này trong thời gian dài. Một số chuyên gia lo ngại rằng củ riềng có thể gây ợ nóng và phát ban da.

Nếu bạn có ý định sử dụng củ riềng để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước.

Kim Chi H+ (Theo About)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng