6 dấu hiệu bạn đang kiệt sức vì công việc

Stress ở nơi làm việc khiến người lao động kiệt sức, năng suất lao động giảm

Nghệ thuật: Giá trị cho sức khỏe tinh thần và hơn thế nữa

Bí quyết chăm sóc sức khỏe tinh thần của kình ngư Michael Phelps

Giảm căng thẳng tinh thần cho bệnh nhân ung thư bằng yoga

Xem phim truyền hình Hàn Quốc, cách hay để giải tỏa stress

Chia sẻ với tờ Telegraph, BS. Rangan Chatterjee – tác giả sách, người dẫn chương trình podcast Feel Better, Live More cho hay, kinh nghiệm khám bệnh tự miễn của ông cho thấy có đến 95% người bệnh gặp stress cao độ trong vòng 6 tháng trước khi khởi phát triệu chứng. Điều này cho thấy tình trạng stress, căng thẳng mạn tính có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất. 

Vì quá mải mê và bận rộn với công việc, nhiều người rơi vào trạng thái kiệt sức nghề nghiệp (burnout) mà không hề hay biết. Khảo sát tại Vương quốc Anh cho thấy, 88% người lao động đã bị kiệt sức trong hai năm qua.  

Hội chứng burnout hay kiệt sức nghề nghiệp được Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa trong ICD (Phân loại quốc tế về bệnh tật) là “hội chứng phát sinh do căng thẳng tại nơi làm việc trong thời gian dài mà không được điều chỉnh”. Rất có thể người thân, đồng nghiệp hay chính bạn đang gặp phải 1 trong những dấu hiệu cảnh báo hội chứng burnout dưới đây:

1. Mất kết nối

Cảm giác tách biệt với những người xung quanh, giống như bạn đang quan sát họ từ bên ngoài. 

2. Kiệt quệ về mặt cảm xúc

Người mắc hội chứng kiệt sức nghề nghiệp dễ cáu giận, khó chịu vì những việc nhỏ nhặt

Người mắc hội chứng kiệt sức nghề nghiệp dễ cáu giận, khó chịu vì những việc nhỏ nhặt

Cảm giác hoài nghi mọi thứ và mọi người xung quanh. Những điều nhỏ nhặt cũng dễ khiến bạn khó chịu một cách vô lý. Những công việc nhỏ mà người thân nhờ bạn thực hiện cũng làm bạn thấy phiền toái.

3. Mất khả năng sáng tạo

Ở nơi làm việc, người mất khả năng tư duy sáng tạo dễ bị suy giảm năng suất, dẫn đến stress và lo âu tăng cao. Tại nhà, bạn cũng không nghĩ ra giải pháp xử lý những vấn đề đơn giản thường gặp.

4. Không cảm nhận được niềm vui

Bạn không còn cảm nhận được niềm vui từ những điều nhỏ nhặt thường ngày, những thú vui và hoạt động bạn từng yêu thích.

5. Mệt mỏi, căng thẳng

Cơ thể mệt mỏi về mặt thể chất, không có năng lượng để thực hiện bất cứ điều gì, tuy nhiên bạn vẫn căng thẳng, mất ngủ.

6. Buông bỏ bản thân

Bạn có xu hướng không quan tâm, chăm sóc bản thân như trước, hay bỏ bữa, ăn khuya và ăn những món ăn vặt không tốt cho sức khỏe; Không còn duy trì tập thể dục; Hay thức khuya và giải trí bằng các biện pháp không lành mạnh.

Đi bộ ngoài trời là cách hay để sống chậm, giảm bớt áp lực trong ngày làm việc bận rộn

Đi bộ ngoài trời là cách hay để "sống chậm", giảm bớt áp lực trong ngày làm việc bận rộn

BS. Chatterjee gợi ý, để thoát khỏi vòng xoáy của hội chứng burnout và công việc bận rộn, bạn nên dành cho bản thân ít nhất 1 ngày/tuần để sống chậm lại. Theo đó, bạn vẫn có thể làm những công việc thường ngày, nhưng ở tốc độ tiêu hao năng lượng một cách chậm rãi. Một vài hoạt động bạn có thể thực hiện:

1. Đi bộ chậm rãi ở nơi có nhiều cây xanh, cảnh vật tự nhiên, dừng sử dụng điện thoại nếu có thể.

2. Thưởng thức bữa sáng một cách thong thả, không đặt áp lực phải ăn nhanh để vào làm.

3. Trước khi ngồi lên xe để đi ra khỏi nhà, hãy dành một chút thời gian để lau bụi trên bảng điều khiển hoặc ghế ngồi, thay vì chỉ vội vã lái xe đi làm.

4. Dành nhiều thời gian để nấu ăn tại nhà, chú tâm vào quá trình nấu ăn thay vì thành quả. Bạn có thể vừa nấu ăn vừa nghe nhạc hoặc các podcast chưa kịp nghe trong tuần. Sau đó, ăn bữa trưa hoặc bữa tối một cách chậm rãi và thư giãn.

5. Thực hiện các hoạt động đem lại cảm giác chánh niệm, níu giữ bạn ở hiện tại như đan móc, vẽ tranh, chơi trò ghép tranh.

 
Quỳnh Trang (Theo Telegraph)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp