- Chuyên đề:
- Xơ vữa động mạch
Những dấu hiệu nhận biết, biến chứng và cách điều trị tim đập nhanh
Rối loạn nhịp tim: Xử trí và phòng ngừa như thế nào?
Cảnh giác với một số nguyên nhân khiến tim đập nhanh sau ăn
Tim đập 110 nhịp/phút có nguy hiểm không, ổn định nhịp tim thế nào?
Rối loạn nhịp tim và những điều cần biết
Một số người bị tim đập nhanh hơn bình thường nhưng có thể họ không nhận ra điều đó cho đến khi kiểm tra nhịp tim, số khác có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt. Tuy nhiên, khi tim đập nhanh, mạnh bất thường, cơ thể sẽ cảnh báo bằng một hay nhiều các dấu hiệu, triệu chứng dưới đây:
- Khó thở, thở hụt hơi, đôi khi phải rướn người lên mới thở được
- Hồi hộp: người bệnh cảm giác bồn chồn, lo lắng
- Trống ngực: người bệnh nghe rõ tiếng đập thình thịch của tim rất to và mạnh, cảm giác như lồng ngực bị rung lên và đôi khi bị bỏ mất một nhịp
- Đau đầu, choáng ngất
Khi người bệnh gặp phải tình huống tim đập nhanh, mạnh bất thường kèm theo triệu chứng chóng mặt, choáng ngất, cần phải sớm được thăm khám bởi các chuyên gia y tế.
Các biến chứng nguy hiểm khi nhịp tim nhanh bất thường
Khi tim đập quá nhanh, hiệu quả bơm máu của tim đến não và các phần còn lại của cơ thể sẽ bị giảm sút và gây chóng mặt, khó thở, lâng lâng, đánh trống ngực, đau ngực, ngất xỉu… Mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào loại rối loạn, tốc độ, thời gian của một cơn nhịp nhanh và sự tồn tại của các bệnh lý tim mạch khác.
Một số biến chứng do rối loạn nhịp nhanh
− Huyết khối: Tim đập nhanh sẽ khiến cho dòng máu bị ứ đọng lại ở tim và tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành.
− Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Những cục máu đông có thể bị vỡ ra ở lần tim co bóp tiếp theo và di chuyển theo dòng máu, làm tắc nghẽn động mạch não, mạch vành tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề.
− Ngừng tim, đột tử: thường xảy ra với nhịp nhanh thất hoặc rung thất. Lúc này tần số tim có thể lên tới 350 – 600 nhịp/ phút. Hậu quả là tim ngừng đập, mất mạch, người bệnh mất ý thức và tử vong.
− Suy tim: Khi hiệu quả bơm máu bị giảm sút, tim của bạn sẽ phải cố gắng làm việc nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ máu ra tuần hoàn đi nuôi cơ thể. Sự gắng sức kéo dài lâu ngày có thể làm trái tim suy yếu và cuối cùng dẫn đến suy tim.
Chẩn đoán và điều trị nhịp tim nhanh
Ngoài việc đo nhịp tim hay dựa vào các triệu chứng người bệnh mắc phải, các biện pháp sau được dùng để chẩn đoán chính xác bệnh nhịp tim nhanh:
- Dùng điện tâm đồ: đánh giá nhịp tim, các rối loạn nhịp kèm theo.
- Đo điện tim 24h: giúp ghi lại tất triệu chứng trên điện tim và thời gian xảy ra.
- Siêu âm tim: giúp đánh giá chức năng tim, các thành tim, tốc độ dòng máu trong tim.
Ngoài ra, một số phương pháp dùng để xác định nguyên nhân gây tim đập nhanh được chỉ định khi cần thiết như: chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT, chụp mạch vành, chụp XQ tim.
Nếu tim đập nhanh không phải do bệnh lý hay các vấn đề bất thường ở tim thì rất hiếm khi điều trị. Bởi nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do các yếu tố tâm lý, cơ địa, lối sống. Vì vậy, bác sỹ sẽ đưa ra những lời khuyên giúp bạn tránh những nguyên nhân khởi phát bệnh và kiểm soát nhịp tim tốt hơn.
Trường hợp nhịp tim nhanh là dấu hiệu của bệnh lý về tim, tuyến giáp, đái tháo đường… bác sỹ sẽ chỉ định điều trị đặc hiệu, chuyên biệt cho từng bệnh. Nếu chẩn đoán rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, không thể điều trị nội khoa thì một số phương pháp can thiệp có thể áp dụng như đặt máy tạo nhịp, sốc điện tim, đốt điện sinh lý…
Cần làm gì để kiểm soát nhịp tim tốt hơn?
Ngoại trừ thuốc điều trị khi cần thiết thì việc thiết lập sự ổn định nhịp lâu dài đòi hỏi người bệnh phải phối hợp nhiều pháp, bao gồm các cách dưới đây:
- Ăn uống khoa học: ưu tiên các thực phẩm giúp ổn định nhịp tim, giàu omega - 3, giàu khoáng chất magne, calci, kali như: thực phẩm cá biển, rau lá xanh, cây họ cải, sữa ít béo, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bơ, chuối…, ăn giảm muối, giảm chất béo động vật.
- Bỏ thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích, giảm bớt căng thẳng.
- Tập thể dục hàng ngày, với các bài tập nhẹ nhàng và giữ tâm trạng luôn thư thái.
Ngoài ra, việc hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch cũng có liên quan nhiều tới các bệnh tim mạch, từ rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim tới suy tim. Do đó, việc chủ động phòng ngừa xơ vữa động mạch là rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn đã bắt đầu gặp phải các triệu chứng cảnh báo bệnh tim mạch như nhịp tim nhanh, tức ngực, khó thở, đau thắt ngực, hồi hộp, mệt mỏi…
Bên cạnh việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ về việc dùng thêm một số loại thảo dược như đan sâm, hoa hòe, hoạt chất sinh học immunesoyz chiết xuất từ đậu tương Nhật Bản… để dự phòng xơ vữa động mạch hiệu quả và tăng sức khỏe tim mạch.
Hiệp Nguyễn
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Minh Thông Vương New là sản phẩm của Dự án thuộc Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13
Sản phẩm đã được cấp Chứng chỉ Công nhận Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên bởi Hội Khoa học Các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) và Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế (IAI).
CÔNG DỤNG:
Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, tăng sức khỏe tim mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại vi như: đau đầu, cảm giác nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì nhức mỏi chân tay
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
– Người huyết áp cao, người mỡ máu cao, người có bệnh lý tim mạch
– Người suy giảm tuần hoàn máu, thiếu máu não, người hoạt động trí não nhiều.
* Khuyến cáo: Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người đang bị xuất huyết, người chuẩn bị phẫu thuật. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng sản phẩm cho người rối loạn đông máu, người đang dùng thuốc chống đông máu, tai biến mạch máu não thể xuất huyết, người sau phẫu thuật, người sau chấn thương sọ não.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
– Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần.
– Nên uống trước bữa ăn 30 phút. Uống nguyên viên, không nghiền nát hoặc nhai.
– Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 1-3 tháng để có kết quả tốt.
Chú ý:
– Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc
– Không dùng cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm
Số XNCB là: 12449/2019/ĐKSP
Số XNQC là: 1475/2020/XNQC-ATTP
Bình luận của bạn