Cơ thể nói gì khi bạn mắc hội chứng chuyển hoá?

Vòng bụng có kích thước lớn là một trong những dấu hiệu của hội chứng chuyển hoá

Người mắc hội chứng chuyển hóa nên ăn gì và không ăn gì?

6 thực phẩm nên ăn để phòng ngừa hội chứng chuyển hóa

Tăng huyết áp thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa

Lộ diện 5 tác nhân gây ra hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hoá được phân loại dựa trên 3 trong 5 triệu chứng sau:

- Mức đường huyết cao

- Cholesterol HDL “tốt” thấp

- Triglyceride cao

- Tăng huyết áp

- Vòng eo lớn

Trên thực tế, nếu không tiến hành xét nghiệm máu định kỳ, rất khó để phát hiện sớm những bất thường về đường huyết và lipid máu. Do đó, việc chẩn đoán hội chứng chuyển hóa ở giai đoạn sớm thường bị bỏ sót. Mặc dù các chỉ số sinh hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bệnh lý này, song vẫn có những dấu hiệu lâm sàng mà người bệnh dễ bỏ qua. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bạn mắc hội chứng chuyển hoá.

Hội chứng chuyển hoá nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Hội chứng chuyển hoá nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

1. Luôn cảm thấy khát nước

Theo Thạc sĩ Dinh dưỡng Kerry Conlon (Mỹ), việc đường huyết tăng cao trên 100 mg/dL là một dấu hiệu điển hình của hội chứng chuyển hóa, thường liên quan đến tình trạng kháng insulin. Các triệu chứng như khát nước quá mức và đi tiểu thường xuyên có thể là những tín hiệu báo động sớm cho thấy đường huyết đang ở mức bất thường.

2. Luôn cảm thấy mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Mặc dù thiếu ngủ, chế độ ăn uống không hợp lý và căng thẳng là những nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi, nhưng tình trạng này cũng có thể liên quan đến lượng đường huyết cao. Theo chuyên gia dinh dưỡng Andrea Hinojosa (Mỹ), lượng đường huyết cao cho thấy cơ thể đang cần điều chỉnh lại cân bằng năng lượng.

3. Bạn nhận thấy sự thay đổi trên làn da của mình

Những biến đổi bất thường trên da có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của hội chứng chuyển hóa. Sự xuất hiện của các u nhú da (acrochordons), mặc dù thường liên quan đến quá trình lão hóa nhưng cũng có thể là biểu hiện của tình trạng kháng insulin và bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, các mảng da sẫm màu, mịn màng (acanthosis nigricans), thường xuất hiện ở các vùng gấp nếp như cổ, nách và bẹn, cũng là một dấu hiệu đáng lưu ý.

4. Ngứa ran và tê ở chân

Cảm giác đau nhức, nóng rát, ngứa ran và tê bì ở bàn chân có thể là dấu hiệu cảnh báo của hội chứng chuyển hóa. Tình trạng kháng insulin, tăng huyết áp, tăng đường huyết và rối loạn lipid máu có thể gây tổn thương dây thần kinh và mạch máu ở chân, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh liên quan tới mạch máu.

5. Thường xuyên bị đau đầu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu, chẳng hạn như thiếu nước, căng thẳng hay ngồi trước màn hình quá lâu. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là các cơn đau đầu dữ dội và chứng đau nửa đầu có thể liên quan đến bệnh cao huyết áp. Các nhà khoa học cho rằng cả hai bệnh này có thể có chung một số nguyên nhân. Tuy nhiên, thông thường, huyết áp cao không gây đau đầu trừ khi nó tăng lên rất cao.

Hội chứng chuyển hoá được chẩn đoán như thế nào?

Để đánh giá tình trạng sức khỏe và sàng lọc hội chứng chuyển hóa, các y bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm lâm sàng cơ bản. Cụ thể, các chỉ số sinh hóa máu, huyết áp và vòng eo sẽ được đo lường một cách cẩn trọng. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán, khi ba trong số các chỉ số này vượt quá ngưỡng cho phép, khả năng mắc hội chứng chuyển hóa sẽ được xem xét kỹ lưỡng.

- Huyết áp ở mức 130/85mmHg hoặc cao hơn

- Mức đường huyết lúc đói là 100mg/dL hoặc cao hơn

- Mức cholesterol HDL thấp hơn50 mg/dL (phụ nữ) hoặc 40 mg/dL (nam giới)

- Mức triglyceride cao hơn 150mg/dL

- Vòng eo lớn hơn 89cm (nữ) hoặc 101cm (nam).

Làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

- Ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải: Chế độ ăn Địa Trung Hải đề cao sự đa dạng của thực phẩm, bao gồm trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, cùng với lượng vừa phải cá, gia cầm, sản phẩm từ sữa, hạt và trứng. Điểm đặc biệt của chế độ này là việc sử dụng dầu ô liu làm nguồn chất béo chính và khuyến khích một lối sống ăn uống bền vững, thay vì tuân thủ những quy tắc cứng nhắc.

- Tăng lượng chất xơ: Việc tăng cường tiêu thụ chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc kiểm soát đường huyết và giảm mức cholesterol. Theo Thạc sĩ dinh dưỡng Conlon, việc bổ sung đa dạng các loại trái cây và rau quả giàu chất xơ không chỉ giúp tăng cường cảm giác no mà còn góp phần điều chỉnh khẩu phần ăn một cách tự nhiên, hỗ trợ quá trình giảm cân.

- Vận động thường xuyên: Hoạt động thể chất thường xuyên là yếu tố cốt lõi trong việc duy trì một lối sống lành mạnh. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, mỗi người nên dành ít nhất 150 phút cho các bài tập cường độ vừa phải mỗi tuần, kết hợp với hai buổi tập tăng cường sức bền. Dù là những bộ môn quen thuộc như đi bộ, đạp xe hay những hoạt động năng động hơn như khiêu vũ, trượt patin, việc vận động đều đặn sẽ giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả và cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch.

- Quản lý căng thẳng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc áp dụng các kỹ thuật giảm căng thẳng có tác động tích cực đến huyết áp và sức khỏe tổng thể. Theo chuyên gia Hinojosa, những hoạt động như thực hành chánh niệm, theo đuổi sở thích cá nhân… có thể góp phần làm giảm căng thẳng, mang đến cảm giác thư thái và dễ chịu.

 
Hà Chi (Theo Eatting Well)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp