Dấu hiệu suy giảm testosterone ở nam giới

Suy giảm nồng độ testosterone làm giảm sự tự tin của nam giới

Ăn quá nhiều protein làm giảm nồng độ testosterone ở nam giới?

8 dấu hiệu suy giảm testosterone ở nam giới

10 cách tăng testosterone tự nhiên cho phái mạnh

Những loại thực phẩm làm giảm mức testosterone

Vai trò của testosterone với cơ thể

Testosterone là hormone sinh dục nam được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn và và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận. Sau đó, chúng được khuếch tán vào máu, đến các cơ quan quan trọng của cơ thể như não bộ, tuyến sinh dục, tuyến tiền liệt, hệ cơ xương… để thực hiện vai trò của mình.

Testosterone chi phối gần như mọi mặt của sức khỏe sinh lý của nam giới. Sau tuổi dậy thì, hormone này ảnh hưởng tới ngoại hình (râu, tóc và lông), kích thích sản xuất tinh trùng và tế bào hồng cầu, kiểm soát ham muốn, hỗ trợ xây dựng hệ cơ xương.

Rượu và thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ testosterone ở nam giới

Rượu và thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ testosterone ở nam giới

Quá trình sản xuất testosterone sẽ giảm dần theo quá trình lão hóa, có thể bắt đầu từ tuổi 30. Theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, khoảng 40% nam giới trên 45 tuổi gặp phải tình trạng testosterone thấp. Ngoài ra, một số yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng tới nồng độ testosterone: Stress, nghiện rượu, dùng thuốc điều trị (hoặc hóa trị, xạ trị)...

Nồng độ testosterone ở nam giới khỏe mạnh dao động từ 300 – 1000ng/dL. Nếu xét nghiệm máu của bạn có chỉ số này dưới ngưỡng này, bạn có thể thăm khám để cải thiện tình trạng suy giảm testosterone.

Dấu hiệu cảnh báo suy giảm testosterone

Khi nồng độ testosterone suy giảm đột ngột, phái mạnh có thể nhận thấy hàng loạt dấu hiệu bất thường từ thể chất tới tinh thần sau:

Suy giảm ham muốn

Hormone testosterone đóng vai trò then chốt với sức khỏe sinh lý nam. Tình trạng này thường gặp ở giai đoạn mãn dục nam. Tuy nhiên, nồng độ testosterone sụt giảm đột ngột cũng dẫn tới biểu hiện này.

Rối loạn cương dương

Testosterone ngoài kích thích ham muốn, còn là yếu tố kích thích cơ thể sản xuất nitric oxide, giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn, giúp nam giới duy trì quá trình cương dương. Khi nồng độ hormone này suy giảm, nam giới có nguy cơ đối diện với tình trạng khó cương dương.

Ngoài nồng độ testosterone, một số bệnh lý khác cũng ảnh hưởng tới “phong độ” của quý ông như: Đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, mỡ máu cao, nghiện rượu và thuốc lá, các vấn đề tâm lý…

Rụng tóc

Rụng tóc, hói đầu có thể xảy ra khi nồng độ testosterone sụt giảm đột ngột

Rụng tóc, hói đầu có thể xảy ra khi nồng độ testosterone sụt giảm đột ngột

Testosterone tham gia vào quá trình hình thành các đặc tính nam giới như kích thích râu, lông, tóc phát triển. Nồng độ testosterone thấp cũng thúc đẩy quá trình rụng tóc, hói sớm ở phái mạnh.

Mệt mỏi

Một số người có nồng độ testosterone thấp gặp phải tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng trầm trọng, ngay cả khi được nghỉ ngơi đầy đủ.

Suy giảm khối lượng cơ, tăng tích mỡ

Testosterone giảm đột ngột gây ra khó khăn trong tập luyện tăng cơ bắp ở nam giới. Tuy không ảnh hưởng tới sức mạnh và chức năng của cơ bắp, khối lượng cơ sẽ mất đi nhanh chóng nếu nồng độ testosterone quá thấp.

Testosterone có nhiệm vụ ức chế hormone sản sinh tế bào mỡ, giữ lượng mỡ toàn thân và mỡ bụng của nam giới luôn ở mức thấp. Testosterone suy giảm kéo theo sự mất cân bằng giữa hormone nam và hormone nữ trong cơ thể (estrogen), sẽ khiến cơ thể phái mạnh gia tăng mỡ thừa, đặc biệt ở vùng ngực.

Suy giảm mật độ xương

Nồng độ testosterone suy giảm làm mất cơ và gia tăng mỡ

Nồng độ testosterone suy giảm làm mất cơ và gia tăng mỡ

Không chỉ khiến cơ bắp kém săn chắc, nồng độ testosterone thấp cũng làm mật độ xương suy giảm. Hormone này tham gia vào quá trình sản xuất và củng cố xương. Nam giới có testosterone thấp, đặc biệt khi cao tuổi, có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao hơn.

Chỉ số hồng cầu thấp

Nghiên cứu năm 2017 chỉ ra mối liên hệ giữa suy giảm testosterone và nguy cơ thiếu máu. Một trong các nguyên nhân là nội tiết tố nam có vai trò kích thích tủy xương tạo máu, tạo hồng cầu, bạch cầu. Thiếu máu kéo theo các triệu chứng như khó tập trung, chóng mặt, mất ngủ…

 
Quỳnh Trang (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sung mãn