Khi nào bạn nên bổ sung sắt từ các loại thực phẩm chức năng?
Tại sao người bị viêm ruột không nên uống trà xanh khi bổ sung sắt?
Trắc nghiệm: Bổ sung sắt cho cơ thể bao nhiêu là đủ
Bổ sung sắt cho trẻ dưới 1 tuổi có an toàn?
4 lưu ý khi bổ sung sắt để hạn chế tác dụng phụ
Các dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo bạn bị thiếu sắt
Trên thực tế, có khá nhiều người bị thiếu hụt sắt. Nếu không được phát hiện sớm, tình trạng này có thể tiến triển thành bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Theo đó, thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng máu không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Lúc này, bạn có thể gặp phải các dấu hiệu, triệu chứng sau:
- Hay thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Khó thở, hụt hơi.
- Khó tập trung.
- Dễ bị đau ốm hơn.
- Khó tự điều chỉnh thân nhiệt, hay bạn thường hay thấy lạnh.
- Da nhợt nhạt, hay thấy ngứa ngáy.
- Tim đập nhanh.
- Đau đầu, nghe thấy các tiếng vo ve trong đầu.
- Đau lưỡi, khó nuốt, thấy hương vị thức ăn thay đổi.
- Hay bị nhiệt miệng.
Hay bị rụng tóc, nhiệt miệng... có thể cảnh báo bạn đang bị thiếu sắt
- Rụng tóc.
- Móng lõm hình thìa.
Nếu nhận thấy mình có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào nói trên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán, có hướng xử lý kịp thời tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Những ai nên bổ sung sắt từ thực phẩm chức năng?
Bổ sung sắt có thể giúp khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Dù bạn có thể bổ sung thêm sắt từ các thực phẩm giàu sắt (như thịt đỏ, trứng, nội tạng động vật…) việc bổ sung từ các loại thực phẩm chức năng lại có thể mang đến hiệu quả nhanh hơn.
Việc bổ sung sắt từ thực phẩm chức năng được coi là đặc biệt hữu ích với những người dễ bị thiếu hay không thể bổ sung đủ sắt thông qua chế độ ăn uống. Các đối tượng này có thể kể đến như:
- Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ thường mất nhiều máu trong kỳ kinh, hay bị rong kinh.
- Trẻ nhỏ.
- Những người đi hiến máu thường xuyên.
- Người bệnh ung thư.
- Người mắc các rối loạn tiêu hóa như bệnh Celiac, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
- Người đã phẫu thuật dạ dày.
- Người bệnh suy tim.
- Người đang dùng các loại thuốc có thể làm giảm nồng độ sắt trong cơ thể (ví dụ như thuốc làm giảm acid dạ dày).
- Người theo chế độ ăn chay, ăn thuần chay.
- Người mắc các bệnh về máu như bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia), bệnh hồng cầu hình liềm.
- Người nghiện rượu bia.
Lưu ý: Bổ sung sắt từ thực phẩm chức năng khi không cần thiết lại có thể gây ra một số vấn đề tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ các dưỡng chất khác tại ruột. Bổ sung quá nhiều sắt cũng có thể gây tổn thương tế bào, thậm chí có thể dẫn tới suy tạng, hôn mê… Do đó, để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm, bạn nên trao đổi với bác sỹ về liều bổ sung sắt phù hợp cho mình.
Bình luận của bạn