Đau họng có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ

Mối liên hệ giữa đau họng và đau tim, đột quỵ

Nguyên nhân gây đau họng khàn tiếng và cách đối phó hiệu quả

Ăn cay giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường

Đối phó với viêm amidan như thế nào cho hiệu quả?

Cải thiện đau họng khi bị trào ngược dạ dày

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton (Anh) phát hiện ra rằng những người mắc các vấn đề về cổ họng do nhiễm virus hoặc trào ngược acid thường có khả năng điều hòa huyết áp và nhịp tim kém hơn.

Nguyên nhân là do tổn thương thần kinh ở cổ họng ảnh hưởng đến phản xạ baroreflex - một phần quan trọng của hệ thần kinh chịu trách nhiệm phát hiện những thay đổi về huyết áp và điều chỉnh nhịp tim phù hợp.

Khi cơ thể đang chống lại sự lây nhiễm do virus, dây thần kinh phế vị của cổ họng – bộ phận không thể thiếu để ngăn cách đường dẫn khí và thức ăn – có thể bị quá tải. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy như có cục u gây vướng víu trong cổ họng và cần phải hắng giọng hoặc ho. Để bù đắp tổn hại cho phản xạ này, hệ thần kinh của cơ thể phải tiêu tốn một lượng lớn năng lượng để duy trì đường thở an toàn. Kết quả là năng lượng tiêu tốn ít hơn vào việc kiểm soát phản xạ baroreflex, từ đó khiến huyết áp và nhịp tim của cơ thể điều hòa kém.

Theo trang Daily Mail, mỗi năm có hơn 100.000 người ở Anh bị đau tim. Con số tử vong do bệnh tim mạch đã tăng lên kể từ đại dịch COVID-19, với trung bình có thêm 500 trường hợp xảy ra mỗi tuần. Thực tế, virus Corona đã được chứng minh có thể gây tổn hại cho tim. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, một số trường hợp tử vong này có thể là do tổn thương dây thần kinh ở cổ họng vì nhiễm virus.

Giáo sư Reza Nouraei, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết sẽ cần nhiều hơn các nghiên cứu trong tương lai để làm rõ mối liên hệ giữa đau họng và nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Đau họng là tình trạng thường gặp, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng đau họng cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung khi đau họng, người bệnh thường thấy vùng họng có cảm giác ngứa, rát, khô, thậm chí đau. Một số trường hợp, niêm mạc họng đỏ, sưng, phù, có mủ. Đau họng là bệnh lành tính nhưng người bệnh không nên chủ quan. Nếu tình trạng bệnh kéo dài bạn nên đến chuyên khoa về tai mũi họng để thăm khám.

Hầu hết, người bệnh đau họng có thể được bác sĩ tư vấn điều trị tại nhà, không cần nhập viện và có thể hỏi kỹ bác sĩ để hỗ trợ thêm các phương pháp như: Súc họng với nước muối ấm được pha loãng; Uống nước ấm như trà mật ong, nước chanh, trà từ thảo mộc để giảm đau họng; Sử dụng viên ngậm; Siro giảm ho, đau họng; Hạn chế nói chuyện...

 
Lê Tuyết (Theo Daily Mail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sung mãn