Hông bị đau âm ỉ và đau nhói khi di chuyển là do đâu?
Ngăn ngừa biến chứng teo cơ do viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp có xảy ra ở người có độ tuổi 20?
Ăn gì để giảm đau cơ và phục hồi nhanh sau tập luyện
Làm cách nào để giảm tình trạng đau nhức xương khớp?
Nguyên nhân đau hông
Viêm khớp
Xảy ra khi có tình trạng viêm và sưng ở khớp. Viêm khớp hông là nguyên nhân hàng đầu gây đau hông ở người lớn tuổi. Viêm khớp hông gây đau mạn tính ở phía trước hông và ở bẹn, cũng có thể làm cứng cơ. Các triệu chứng viêm khớp hông tăng thêm khi bạn đứng hoặc mang vật nặng.
Gãy xương hông
Té ngã hoặc tai nạn dẫn đến gãy xương hông có thể gây ra tình trạng đau hông dữ dội và viêm cấp tính. Người trên 65 tuổi có nguy cơ gãy xương hông cao hơn do xương trở nên yếu dần đi và nguy cơ té ngã tăng lên.
Căng cơ
Căng cơ xảy ra khi cơ bị căng quá mức, khiến cơ bị tổn thương, thậm chí bị rách. Cơ gập hông là một nhóm các cơ ở phía trước hông giúp bạn có thể thực hiện động tác đóng mở hông và các động tác liên quan đến di chuyển đầu gối về phía bụng. Khi một trong những cơ của nhóm này bị căng, bạn có thể thấy đau ở phía trước hông. Cơn đau có thể dao động từ chuột rút nhẹ, căng đến đau dữ dội, hoặc có thêm cơn co thắt cơ, bầm tím và sưng tấy. Căng cơ gập hông là một chấn thương thường ảnh hưởng đến các vận động viên có những động tác đột ngột.
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch (màng hoạt dịch) là một lớp đệm mỏng nằm ở phía trong bao khớp, chứa chất nhầy gọi là hoạt dịch. Hoạt dịch có tác dụng bôi trơn hệ thống xương khớp, nuôi dưỡng những sụn khớp của cơ thể. Viêm bao hoạt dịch ở hông có cơn đau lan từ hông xuống phần đùi trên. Lúc đầu đau nhói và nặng hơn khi đứng, ngồi hoặc lái xe; Sau đó có thể chuyển thành đau âm ỉ lan rộng vùng hông.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng xương hoặc chất lỏng quanh khớp có thể gây đau hông. Hai loại nhiễm trùng phổ biến ở khớp hông là viêm khớp nhiễm trùng và viêm tủy xương. Nguyên nhân thường do vi khuẩn, virus, nhiễm trùng máu, chấn thương xương hoặc do biến chứng phẫu thuật. Viêm khớp nhiễm trùng ảnh hưởng đến khớp hông, viêm tủy xương thường xảy ra ở xương hông. Nguy cơ viêm tủy xương hoặc viêm khớp nhiễm trùng cao hơn ở những người mắc bệnh mạn tính và trẻ em dưới 5 tuổi. Ngoài đau hông, các triệu chứng khác gồm sưng tấy, sốt, ớn lạnh và khó vận động.
Hoại tử xương
Hiện tượng không cung cấp đủ máu đến phần xương hông khiến xương mất chức năng được gọi là hoại tử xương. Hoại tử xương có thể do chấn thương hoặc bệnh lý, có nguy cơ kích ứng khớp hông và gây viêm khớp. Các triệu chứng gồm xuất hiện đau dần dần ở hông và bẹn khi nghỉ ngơi và đau nặng hơn khi hoạt động.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hoại tử xương gồm: Lạm dụng rượu bia, sử dụng steroid, thiếu máu hồng cầu hình liềm, rối loạn tế bào máu, lupus, HIV/AIDS, bệnh ung thư, hóa xạ trị.
Rách sụn
Labrum là sụn dày nằm trong ổ khớp hông có tác dụng đệm khi có tác động. Khi rách sụn, cơn đau sẽ ảnh hưởng đến bẹn, lan sang một bên hoặc phía trước hông cũng như mông và đầu gối. Cơn đau thường xuất hiện ngay lập tức sau chấn thương hoặc dần dần, thường đau nặng hơn khi hoạt động.
Sự va chạm xương đùi
Sự va chạm xương đùi xảy ra khi có sự phát triển xương không đều trên phần chỏm xương đùi hoặc trên ổ cối (hốc khớp hông). Xương không đều khiến hai xương cọ xát vào nhau khi bạn di chuyển. Theo thời gian, sự cọ xát này dần có thể làm hỏng khớp, gây đau ở bẹn và bên hông, hạn chế khả năng vận động. Cơn đau dữ dội khi ngồi xổm, xoay người hoặc vặn người, đôi khi đau âm ỉ.
Bị đau hông khi nào nên đi khám?
Nếu thấy đau hông do ngã hoặc chấn thương thể thao nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, nếu thấy khó khăn nhiều khi đi lại, di chuyển hoặc chịu trọng lượng; Chân bị chảy máu, bầm tím hoặc biến dạng, bạn cũng cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra.
Bình luận của bạn