Đau xương sườn cảnh báo nhiều vấn đề không nên chủ quan

Đau xương sườn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Phòng tránh nguy cơ phải thay khớp khi về già

3 nhóm thực phẩm giúp xương chắc khỏe

Khi nào bạn nên thực hiện kiểm tra mật độ xương?

Đau xương và phát ban da có thể cảnh báo ung thư máu

Theo BS. Gary Parrish – Chủ nhiệm khoa Cấp cứu, Hệ thống Orlando Health (Mỹ), rất nhiều người bệnh tới phòng cấp cứu vì cơn đau ở ngực, ở quanh và bên dưới xương sườn. Việc đánh giá chính xác vấn đề gây ra cơn đau đóng vai trò quan trọng với sức khỏe người bệnh.

Cơn đau xương sườn có thể bắt nguồn từ chính xương sườn, hoặc thực chất do các cơ quan lân cận như ngực, phổi. Một số nguyên nhân phổ biến sau gây đau xương sườn:

Chấn thương

Người bị chấn thương, té ngã dẫn tới bầm tím, gãy xương sườn sẽ gặp tình trạng đau nhức kéo dài. Cơ ngực bị kéo căng, co rút khi tập luyện cũng có thể gây ra cơn đau nhói vùng sườn.

Chấn thương ở xương sườn cũng là hậu quả thường gặp khi bị vật nặng đè ép, ngã trên bề mặt cứng, va chạm khi chơi thể thao. Cơn đau thường trở nặng khi bạn hít vào, hoặc dùng lực ở bên tay phía xương sườn bị đau.

Trường hợp nứt, gãy xương sườn nhẹ không thể băng bó như gãy tay, chân. Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau, kết hợp dinh dưỡng lành mạnh mà không cần phẫu thuật.

Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn là tình trạng viêm của các khớp nối giữa các sụn sườn và xương sườn

Viêm sụn sườn là tình trạng viêm của các khớp nối giữa các sụn sườn và xương sườn

Các khớp nối giữa sụn xương sườn với xương ức bị viêm sẽ gây ra cơn đau đột ngột không rõ nguyên nhân, gọi là viêm sụn sườn. Cơn đau ảnh hưởng tới nhiều xương sườn cùng lúc, lan tới tay và vai, cảm giác đau nhói và căng tức. Người bệnh hít thở sâu, hắt hơi hoặc ho sẽ nhận thấy cơn đau xương sườn trở nặng.

Dù đây là hội chứng lành tính, bạn cũng nên thăm khám để bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Thấp khớp

Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm ở nhiều nơi trong cơ thể, trong đó có cả xương sườn. Đi kèm triệu chứng sưng đau khớp xương và cơn đau vùng sườn, người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bị chán ăn, khô mắt, mệt mỏi, thỉnh thoảng sốt nhẹ.

Đau dây thần kinh liên sườn

Lồng ngực của bạn không chỉ xương, gân mà còn có các dây thần kinh chạy dài xuống ổ bụng. Chúng được gọi là các dây thần kinh liên sườn. Các dây thần kinh này khi bị viêm, nhiễm trùng hoặc chấn thương sẽ gây ra đau nhức một phần xương sườn, khó thở, cơ bắp co giật, đau lan ra ngực và bụng, tay tê bì…

Hội chứng trượt xương sườn

Đây là tình trạng xảy ra khi sụn sườn bảo vệ các xương bị gãy, thường làm các xương sườn bên dưới bị trật khớp. Nguyên nhân gây ra hội chứng này là chấn thương vùng ngực do ngã, đụng giập, vặn người đột ngột. Người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạo xạo khi cử động, đau dữ dội ở dưới xương ức, sưng đau một phần sườn.

Các bệnh lý tại phổi

Người bị ho nhiều có thể gây đau ở thành ngực, lan ra xương sườn

Người bị ho nhiều có thể gây đau ở thành ngực, lan ra xương sườn

Người bị ho kéo dài do các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm phổi, phế quản có thể nhận thấy triệu chứng đau xương sườn. Đi kèm với đó là cơn đau khi hít thở, hắt hơi.

Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một dạng viêm khớp gây ra đau đớn, mệt mỏi, mất ngủ kèm các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Cơn đau mạn tính xuất hiện ở khắp cơ thể, trong đó có xương sườn. Bệnh thường khởi phát trong khoảng tuổi 30-50, phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Người có bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao mắc đau cơ xơ hóa.

Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi xảy ra khi cục máu đông gây tắc nghẽn đột ngột dòng máu lưu thông ở động mạch phổi. Triệu chứng thuyên tắc phổi gồm khó thở đột ngột; Đau ngực dữ dội, nặng hơn khi hít vào; Đổ nhiều mồ hôi; Sốt; Da lạnh và tái.

Triệu chứng thuyên tắc phổi thường khởi phát đột ngột và trở nặng khi vận động. Đây là tình trạng cấp cứu y tế, cần được điều trị ngay nếu không có thể gây ra nguy hiểm với tính mạng.

 
Quỳnh Trang (Theo Health Central)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp