Quá trình lão hóa dễ gây thoái hóa khớp gối và khớp háng
Y tế tuần: Kỹ thuật thay khớp giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ tàn phế
Lợi ích của giảm cân trước khi phẫu thuật thay khớp
Ứng dụng công nghệ in 3D vào phẫu thuật thay khớp gối
Lời khuyên giúp người già “sống chung” với khớp gối nhân tạo
Thay thế khớp thường được áp dụng để điều trị các trường hợp khớp bị tổn thương do nguyên nhân thoái hóa và viêm khớp nghiêm trọng, chấn thương, bệnh lý ung bướu… Các vị trí phổ biến thường phải thực hiện kỹ thuật này là khớp gối, khớp vai, khớp háng.
Sau phẫu thuật thay khớp gối hoặc khớp háng, người bệnh cần từ 2 tháng tới 1 năm để phục hồi và trở lại sinh hoạt bình thường. Khớp nhân tạo thường hoạt động hiệu quả trong khoảng 15-20 năm, nên người cao tuổi cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.
Dù vậy, cách tốt nhất là phòng ngừa những tổn thương với xương khớp từ sớm, tránh nguy cơ phải phẫu thuật khi về già. 4 lưu ý sau giúp người bệnh bảo vệ khớp gối và khớp háng lâu dài:
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Theo BS. Alan Beyer – Giám đốc y khoa tại Viện chỉnh hình Hoag (Mỹ), cân nặng ảnh hưởng tới khớp gối, khớp háng ra sao là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Trọng lượng cơ thể cứ tăng 5kg tương đương áp lực lên các khớp đầu gối lại tăng thêm khoảng 16kg.
Nếu bạn đang bị đau khớp gối, khớp háng không liên quan đến bệnh lý hoặc chấn thương, giảm cân có thể giúp cải thiện triệu chứng.
Ngoài ra, trước khi chỉ định thay khớp nhân tạo, các bác sĩ thường yêu cầu người bệnh giảm cân nặng để quá trình phục hồi chức năng diễn ra nhanh chóng hơn.
Tập kháng lực đều đặn
Để giữ khớp háng và khớp gối hoạt động trơn tru, bạn nên tạo thói quen tập kháng lực. Đây là các bài tập sử dụng sức nặng từ tạ hoặc chính trọng lượng cơ thể để rèn luyện cơ bắp. Ví dụ, các bài tập squat, deadlift hoặc lunge (khuỵu gối) với tạ sẽ tác động đến các nhóm cơ ở thân dưới có nhiệm vụ nâng đỡ khớp gối và khớp háng. Một trong số đó là cơ tứ đầu đùi có nhiệm vụ giảm chấn động lên khớp gối.
Nếu có điều kiện tới phòng gym, bạn hãy thử các bài tập với máy tập chân để có cơ đùi trước lẫn đùi sau khỏe mạnh. Ngay tại nhà, bạn có thể squat tay không, tập ngồi dựa tường, bước lên bục (step up)…
Ngoài ra, yoga và Pilates cũng là 2 bộ môn có thể bổ trợ cho người tập tạ, giúp cải thiện độ dẻo dai của cơ thể, tăng biên độ khớp, giảm nguy cơ chấn thương do căng cơ.
Chế độ ăn giúp khớp khỏe mạnh
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp giảm tình trạng viêm ở người bị thoái hóa khớp, đồng thời hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ nứt xương.
Chế độ ăn này gồm các nhóm thực phẩm chính: Trái cây và rau củ tươi; Ngũ cốc nguyên hạt; Thực vật giàu chất béo lành mạnh như hạt hạch, đậu. Người thực hiện phương pháp ăn này cũng sử dụng dầu olive và ăn nhiều cá giàu omega-3, hạn chế dùng chất béo từ động vật.
Đồng thời, muốn khớp gối và khớp háng khỏe mạnh lâu dài, bạn nên hạn chế thực phẩm gây viêm như đường tinh luyện, chế phẩm từ sữa giàu chất béo và thịt đỏ.
Để bổ sung thêm calci vào chế độ ăn, BS. Beyer gợi ý nên ăn sữa chua ít béo, phô mai tươi và rau lá xanh đậm.
Giữ tư thế chuẩn trong mọi hoạt động
Đứng thẳng, ngồi thẳng lưng là một trong những lời khuyên giúp bạn giữ đầu gối và khớp háng khỏe mạnh. Theo thời gian, tư thế không chuẩn có thể ảnh hưởng tới toàn bộ các khớp xương trên cơ thể, gây ra đau nhức.
BS. Beyer khuyến nghị người đã mắc bệnh về khớp cần có ý thức về tư thế của mình, nhất là khi phải ngồi lâu liên tục. Nếu thấy đầu gối hoặc hông nhức mỏi, bạn nên đứng dậy và di chuyển. Hàng ngày nên đi giày phù hợp, thiết kế bàn làm việc sao cho thân thiện với cơ thể.
Bình luận của bạn