Chế độ ăn uống cho người bị viêm khớp dạng thấp

Ăn uống khoa học có thể giúp tình trạng viêm khớp dạng thấp được cải thiện đáng kế

Các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm khớp dạng thấp

Những người bị viêm khớp dạng thấp phải thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm có đặc tính chống viêm như thực phẩm giàu chất xơ, acid béo không bão hoà đa  (PUFA - Polyunsaturated Fatty Acid) omega-3 và chất chống oxy hoá.

Những thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ rất cần thiết đối với những người bị RA vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá, giúp cơ thể hấp thu vitamin và sản xuất acid béo chuỗi ngắn (SCFA), có tác dụng chống viêm. Ăn nhiều chất xơ sẽ mang lại tác động tích cực đến hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ gồm:

Các loại ngũ cốc: Lúa mỳ bulgur, bột teff, lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, bỏng ngô.

Các sản phẩm ngũ cốc: Ngũ cốc giàu chất xơ, bánh quy lúa mỳ nguyên cám, bánh ngô nguyên cám.

Rau: Bí ngô, khoai lang, khoai mỡ, bông cải xanh, rau cải xanh, cải xoăn, bắp cải, đậu bắp.

Trái cây: Hồng xiêm, sầu riêng, ổi, mâm xôi, mâm xôi đen, lê, kiwi, bưởi, táo, chuối, dừa.

Các loại hạt và đậu: Đậu Navy, đậu lima, đậu lăng, đậu pinto, đậu thận, hạt chia, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt hướng dương.

Thực phẩm giàu acid béo Omega-3

Acid béo Omega-3 là một phần của “chất béo lành mạnh” hay còn được gọi là chất béo không bão hoà đa. Cơ thể sẽ không tự sản sinh được omega-3 nên người bệnh cần được bổ sung từ thực phẩm.

Ngoài ra, omega-3 còn là hợp chất có tính chống viêm tốt nên đặc biệt phù hợp với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, giúp giảm sưng và đau.

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng acid béo omega-3 cao gồm:

- Cá: Cá mòi, cá hồi, cá mú, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá vược, cá hồi vân

- Các loại hạt: Hạt chia, quả óc chó

- Dầu thực vật: Dầu hạt lanh, dầu hạt cải, dầu đầu nành, dầu cải.

- Thực phẩm tăng cường: Trứng, sữa chua, đồ uống chiết xuất từ đậu nành và sữa công thức cho trẻ sơ sinh.

Thực phẩm giàu chất chống oxy hoá

Chất chống oxy hoá là những chất có thể giúp làm chậm quá trình làm tổn thương tế bào với các yếu tố như thiếu oxy, bức xạ, tiếp xúc với độc tố và các bệnh như viêm khớp dạng thấp.

Thực phẩm giàu chất chống oxy hoá rất quan trọng đối với những người bị viêm khớp dạng thấp vì “stress oxy hoá” (xảy ra khi mức chất chống oxy hoá thấp) và hoạt động của các gốc tự do (gây tổn thương tế bào) có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tiến triển nhanh của RA. Bổ sung nhiều chất chống oxy hoá hơn thông qua các loại thực phẩm hoặc chất bổ sung như vitamin A, C và E, flavonoid và carotenoid có thể giúp giảm stress oxy hoá và hoạt động của các gốc tự do ở những người bị viêm khớp dạng thấp.

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hoá bao gồm: Gan bò, khoai lang, rau chân vịt, bí ngô, cà rốt, cá trích, cà chua, trái cây họ cam quýt (cam, bưởi, ớt đỏ và xanh, kiwi, bông cải xanh, dâu tây), rau, ngũ cốc, đậu, hạt, rượu vang.

Một số loại thực phẩm cần tránh đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh mạn tính thường xuất hiện ở tuổi trung niên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, đời sống.

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh mạn tính thường xuất hiện ở tuổi trung niên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, đời sống.

Các loại thực phẩm sau đây có thể làm tăng tình trạng viêm, khiến bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn mà bệnh nhân cần tránh.

Thực phẩm giàu chất béo:

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn chứa nhiều chất béo gây ảnh hưởng xấu đến những người bị viêm khớp dạng thấp, gây viêm bên trong các tế bào mỡ. Chế độ ăn nhiều chất béo cũng liên quan mật thiết đến những thay đổi trong hệ vi khuẩn đường ruột, một số trong đó có thể làm tăng thêm tình trạng viêm.

- Thịt: Thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và thịt da cầm có da.

- Các sản phẩm từ sữa: Sữa nguyên chất, sữa chua, phô mai, kem và bơ.

- Đồ chiên nướng: Gà rán, khoai tây chiên,…

Thực phẩm giàu natri:

Người mắc viêm khớp dạng thấp nên giảm lượng natri (muối) vì corticosteroid thường được dùng để điều trị các triệu chứng RA là chất khiến cơ thể giữ lại nhiều muối hơn. Một số thực phẩm giàu natri gồm:

- Thực phẩm đóng gói, đông lạnh, đóng hộp và chế biến sẵn.

- Thức ăn nhanh như pizza, mỳ ống,..

- Thịt nguội và thịt hun khói

- Các loại súp.

Thực phẩm có nhiều đường:

Chế độ ăn nhiều đường là nguyên nhân và thúc đẩy quá trình tiến triển nhanh hơn của viêm khớp dạng thấp. Nhiều bệnh nhân bị RA có kháng thể protein chống citrullin hóa (ACPA) trong cơ thế, đây là một loại peptide thường là dấu hiệu sớm của RA. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều đường có thể kích hoạt cơ thể sản xuất nhiều ACPA hơn.

Thực phẩm chứa nhiều đường bao gồm: 

- Đồ uống có hàm lượng fructose cao và nhiều đường như soda, nước trái cây, đồ uống bù điện giải, cà phê có đường và trà có đường

- Các loại nước sốt và chất tạo ngọt như sốt BBQ, sốt cà chua, sốt spaghetti, mật ong, siro.

Các loại bánh nướng như bánh quy, bánh ngọt và bánh quy giòn.

- Ngũ cốc ăn sáng có đường, granola hoặc bánh protein (bars).

- Thực phẩm ít chất béo như sữa chua ít chất béo.

 

Chế độ ăn Địa Trung Hải, chay và thuần chay đều được khuyến nghị cho người bị viêm khớp dạng thấp (RA). Những chế độ ăn này có chung đặc điểm là giàu rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, đậu và các loại hạt – những thực phẩm giàu chất chống viêm. Đặc biệt, chế độ ăn Địa Trung Hải nổi bật với dầu olive nguyên chất và rượu vang đỏ, còn chế độ ăn chay và thuần chay lại tập trung vào nguồn thực vật đa dạng. Nhờ đó, chúng giúp giảm viêm, hỗ trợ điều trị RA hiệu quả.

 
Hà Chi (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp