Detox căn bếp nhà bạn với 4 bước

Căn bếp sạch là nền tảng của sức khoẻ tốt

Detox giảm cân - Đúng thì tốt, sai thì... chết!

Detox thải sỏi 1 ngày bằng nước ép hoa quả

Giảm cân kiểu Detox Diet

Diệp lục – thải độc và ngăn ngừa ung thư

Thay thái độ, đổi cuộc đời

Khi đề cập đến detox, người ta thường nghĩ về các thải độc ra khỏi cơ thể mà không nghĩ đến việc detox cho môi trường mà họ đang sống, đặc biệt là căn bếp - nơi sản xuất các món ăn mà bạn ăn vào.

Như vậy, bạn detox để làm gì khi môi trường xung quanh bạn luôn có sẵn "độc tố" có thể xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng như vậy? 

BS. Mark Hyman, một chuyên gia detox cho biết: "Một căn bếp sạch sẽ, lành mạnh sẽ cung cấp nền tảng cho một sức khỏe tốt".

Bước 1: Dành một giờ để dọn nhà bếp của bạn

Hãy dành một tiếng mỗi ngày để dọn dẹp căn bếp của bạn

Hãy ghi vào kế hoạch hàng ngày của bạn nếu cần. Điều này đòi hỏi một nỗ lực không nhỏ. Hãy loại bỏ những thực phẩm không lành mạnh và các loại rác thải khác không nên có trong một căn bếp lành mạnh.

Bạn cần có một cái túi rác lớn hoặc thùng rác để đổ gọn bất cứ khi nào. Lau chùi nhà bếp, các vật dụng, đặc biệt là tủ lạnh, nơi có nhiều thành phần độc hại đang "ẩn nấp".

Bước 2: Rà soát thực phẩm

Hãy chú ý tất cả những thực phẩm hiện có trong bếp của bạn, lý tưởng nhất là bạn có thể biết được tất cả các thành phần trong đó. Ngoại trừ những thực phẩm tươi sống bạn không biết được, những thực phẩm chế biến sẵn, hãy lưu ý thành phần của nó:

- Tập trung vào danh sách của thành phần nguyên liệu của sản phẩm, mà không phải là "thành phần dinh dưỡng" đã được thiết kế để gây nhầm lẫn và thu hút khách hàng.

- Nếu bạn không thể nhận ra đó là thành phần gì, có thành phần nào đe doạ đến sức khoẻ của bạn như các chất "có vấn đề", có thể gây dị ứng... Hãy loại bỏ chúng.

- Trong danh sách thành phần nguyên liệu, phần nhiều nhất sẽ được ưu tiên đầu tiên, các thành phần khác theo thứ tự giảm dần theo tỷ lệ của nó.

- Cảnh giác với một số loại thực phẩm được tiếp thị là tốt cho sức khoẻ như nước uống thể thao, thực phẩm cao năng lượng...

Bước 3: Bỏ những thực phẩm chứa thành phần có hại

Hãy chú ý thành phần nguyên liệu của nó, đừng chú ý vào thành phần dinh dưỡng

Khi bạn giải độc cơ thể, bạn loại bỏ các độc tố có hại trong cơ thể. Tương tự như vậy, khi bạn giải độc cho căn bếp của bạn, bạn sẽ loại bỏ những thực phẩm có chứa các thành phần có hại.

- Đường: Chứa nhiều trong hầu hết các loại thực phẩm, ngay cả trong một số loại thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc hạt hay lúa mì, nên việc hạn chế đường là khá khó khăn. Có 257 loại đường tất cả với những món mà bạn khó có thể nhận ra được. Do đó, hãy cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình.

- Chất béo xấu: Đừng sợ béo bởi vì chất béo không làm bạn béo ra, chỉ có chất béo xấu mới có thể làm cho bạn bị rối loạn chuyển hoá nghiêm trọng. Các loại chất béo trans hay "chất béo hydro hoá" nguy hiểm có thể gây ra viêm, tình trạng béo phì, tim mạch... Hãy loại bỏ nó và thay thế bằng các loại chất béo không no để bếp của bạn lành mạnh hơn.

- Đường hoá học: Một số loại đường hoá học với cái tên hoa mỹ "không béo, không calory" sẽ làm cho bạn bị rối loạn trao đổi chất. Một số đường hoá học như Stevia, trái cây sư có thể không có hại nếu sử dụng một lượng nhỏ, thậm chí chúng còn giàu chất chống oxy hoá. Tuy nhiên, đường hay đường hoá học đều làm cho bạn nhanh đói, giảm trao đổi chất, và béo bụng.

- Quản lý các loại thực phẩm lên men, những thực phẩm nhanh hỏng để đảm bảo căn bếp của bạn luôn lành mạnh.

Bước 4: Dự trữ thực phẩm

Bây giờ, căn bếp của bạn đã được thanh lọc các loại thực phẩm không lành mạnh. Hãy thay thế bằng những thực phẩm sau:

- Rau và hoa quả: Hãy ăn tuỳ thích, chỉ hạn chế những loại hoa quả có quá nhiều đường. Nếu có thể, hãy chọn các loại thực phẩm theo mùa và địa phương sản xuất rõ ràng.

- Thức ăn khô: Những thực phẩm này chủ yếu thường để được lâu hơn, bao gồm các loại hạt thô, hạt sơ chế, các loại đậu, quinoa, và ngũ cốc có gluten.

- Rau thơm và gia vị: Nên có một chỗ riêng cho các loại gia vị, cao hơn mặt bếp và đảm bảo sạch sẽ, hãy chú ý các thành phần của nó. Một số loại gia vị tốt như dầu virgin olive, bơ dừa, muối biển, hạt tiêu đen tươi...

- Đồ tươi sống: Nên chọn thực phẩm đã qua kiểm dịch an toàn hoặc biết rõ nguồn gốc xuất xứ, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông nhưng không quá một tuần với những thực phẩm tươi sống có khả năng để lâu nhất.

Tiểu Bắc H+ (Theo Huffingtonpost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp