Điều gì xảy ra với cơ thể sau cuộc chia tay, ly hôn?

Sự mất mát, đau buồn khi một mối quan hệ kết thúc là cảm giác không dễ vượt qua

Giảm bớt căng thẳng trong với 6 thực phẩm quen thuộc

Rối loạn nhịp tim, khó thở đã cần dùng thuốc chưa?

Bảo vệ phổi cho người cao tuổi trong mùa Xuân

Chuyên gia chỉ cách để có hệ miễn dịch khỏe mạnh

TS Tâm lý học Yasmine Omar (làm việc tại Đại học Y Baylor, Houston, Texas, Hoa Kỳ) cho biết: Không có định nghĩa lâm sàng nào cho nỗi đau buồn. Nhưng mọi người thường trải qua các triệu chứng trầm cảm này sau một sự kiện lớn như chia tay hoặc ly hôn. Sau đây là những gì xảy ra với cơ thể khi bạn có một trái tim tan vỡ:

Trái tim

Căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần có thể khiến cơ thể cảm thấy như đang bị tấn công, dẫn đến cơ chế sinh tồn nguyên thủy - phản ứng bỏ chạy hoặc chống trả (flight-or-fight response). Những sự kiện đầy cảm xúc khiến cơ thể bạn tiết ra các hormone gây căng thẳng (cortisol và adrenaline) làm tăng nhịp tim tạm thời và co mạch máu để đưa nhiều máu hơn đến trung tâm cơ thể thay vì các chi. Huyết áp cũng có thể tăng tạm thời do căng thẳng.

Trong một số trường hợp, sự đau buồn do chia tay, ly hôn hay những mất mát khác có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng - hội chứng trái tim tan vỡ (broken heart syndrome), còn được gọi là bệnh cơ tim do căng thẳng hay hội chứng Takotsubo.

Hội chứng này gây đau ngực đột ngột và khó thở trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau một sự kiện căng thẳng về cảm xúc hoặc cơn đau thể xác nghiêm trọng. Một số người cảm thấy như đau tim. Nếu bạn bị đau ngực hay khó thở kéo dài, bạn cần đến bệnh viện sớm. Tình trạng này 

Nghiên cứu cho thấy hội chứng này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới và dường như ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi hoặc những người có tiền sử lo lắng hoặc trầm cảm. Tin tốt là đối với hầu hết mọi người, tình trạng này sẽ được giải quyết nhanh chóng và không có bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào. Chức năng tim bình thường hóa theo thời gian. Tuy nhiên, ở một số ít người, tình trạng này có thể làm suy yếu nghiêm trọng cơ tim, dẫn đến nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim) có khả năng đe dọa tính mạng.

Não bộ

Cảm giác thiếu an toàn sau chia tay khiến não bộ mất sự tập trung

Cảm giác thiếu an toàn sau chia tay khiến não bộ mất sự tập trung

Sự căng thẳng của một cuộc chia tay không mong muốn có thể khiến bạn khó tập trung và chú ý. Điều này là do não bộ của chúng ta cần thời gian để thiết lập cảm giác an toàn và khả năng dự đoán mới. Tùy thuộc vào cá nhân và bản chất của cuộc chia tay, đôi khi chúng ta liên tục nghĩ về điều gì đó theo hướng tiêu cực, dẫn đến cảm giác tồi tệ hơn và khó tập trung hơn.

Một cuộc chia tay cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn về thể xác. Nghiên cứu nhỏ phát hiện ra rằng khi những người vừa trải qua một cuộc chia tay không mong muốn được cho xem ảnh của người yêu cũ, các vùng não bị kích hoạt giống như khi họ bị đau đớn về thể xác.

Hệ tiêu hóa

Căng thẳng do chia tay làm tăng nồng độ cortisol và adrenaline, có thể dẫn đến ức chế cảm giác thèm ăn ở một số người. Bạn sẽ không còn cảm thấy ăn ngon, dù đó là món yêu thích của bạn. Tuy nhiên, cũng có những người ăn nhiều hơn khi họ buồn - ăn uống theo cảm xúc, điều này tạm thời giúp họ được an ủi và giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh hạnh phúc trong não.

Phổi

Khi nồng độ hormone gây căng thẳng tăng cao sau khi mất đi một mối quan hệ, nó có thể ảnh hưởng đến nhịp hô hấp của bạn, dẫn đến khó thở hoặc thở nhanh hơn. Một số người cũng có thể bị lo lắng và hoảng sợ. Nếu bạn đang bị khó thở hoặc bất kỳ khó chịu nào ở ngực liên quan đến sự căng thẳng cảm xúc này, bạn nên thăm khám bác sĩ.

Hệ miễn dịch

Căng thẳng, chẳng hạn như sau khi chia tay có thể gây viêm và làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến mọi người dễ bị nhiễm trùng hơn. Kích thích tố căng thẳng có thể làm giảm tế bào lympho của cơ thể (là những tế bào bạch cầu giúp chống lại nhiễm trùng).

Giấc ngủ

Sự đau buồn có thể khiến bạn: Khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc khiến ngủ quá nhiều. Sự đối phó với căng thẳng là khác nhau ở mỗi người. Một số người có thể ngủ nhiều hơn như một hình thức trốn tránh. Những người khác có thể đối phó theo cách suy nghĩ nhiều hơn vào ban đêm và khó ngủ.

Ngay cả khi không chủ động nghĩ đến chuyện đau lòng, nhiều người vẫn có thể khó ngủ vì cơ thể họ ở trong trạng thái phản ứng bỏ chạy hoặc chống trả và không cảm thấy an toàn.

Làm thế nào để vượt qua cuộc chia tay?

Làm thế nào để sớm ổn định sau sự đổ vỡ là thử thách với nhiều người

Làm thế nào để sớm ổn định sau sự đổ vỡ là thử thách với nhiều người

Đối mặt với việc mất đi một mối quan hệ không hề dễ dàng, nhưng các chuyên gia cho rằng có những điều bạn có thể làm để vượt qua cả về sức khỏe thể chất và tinh thần, gồm:

- Tập thể dục: Được ví như một "liều thuốc" giảm căng thẳng và có thể giúp loại bỏ một số năng lượng tiêu cực. Bạn không nhất thiết phải đến phòng tập. Các kỹ thuật chánh niệm như thiền và hít thở sâu, yoga giúp giảm căng thẳng và tạo sự bình tĩnh. Đi bộ cũng có thể là gợi ý cho bạn.

- Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: Bạn nên tránh sử dụng rượu hoặc bất kỳ loại thuốc, chất kích thích nào để giúp đối phó với sự mất mát.

- Chú ý để cảm xúc: Bạn không nên trốn tránh cảm xúc, việc cảm nhận những "làn sóng" cảm xúc lẫn lộn như đau đớn, tức giận, nhẹ nhõm, lo lắng và biết ơn là điều bình thường và lành mạnh. Việc tập trung vào những cảm xúc này và hiểu lý do tại sao mỗi cảm xúc lại có giá trị giúp chúng ta xử lý việc chia tay một cách lành mạnh và ngăn cản chúng ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ trong tương lai.

Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn để vượt qua sau cuộc chia tay hay mất mát, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn về sức khỏe tinh thần.

 
Nguyễn Thanh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch