Sử dụng nước súc miệng có thể làm tăng huyết áp?

Sử dụng nước súc miệng đang là thói quen của nhiều người, tuy nhiên chúng có thực sự tốt?

Dùng nước súc miệng có hết mùi hành tỏi?

Trẻ dưới 10 tuổi có nên dùng nước súc miệng Nutridentiz?

Dùng nước súc miệng có ảnh hưởng đến nhạy cảm họng không?

Viêm tủy răng do đâu?

Mặc dù nước súc miệng được quảng cáo rộng rãi với công dụng làm sạch răng miệng, nhưng sản phẩm này có thể gây ra những tác động không mong muốn đối với sức khỏe tổng thể. Theo TS. John Higgins, Bác sĩ tim mạch tại bệnh viên UTHealth Houston (Mỹ), việc sử dụng nước súc miệng quá thường xuyên có thể phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật trong miệng, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp. Điều này cho thấy, ngoài việc làm sạch răng miệng, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng về tác động của nước súc miệng đối với sức khỏe tim mạch.

Cơ chế tác động của nước súc miệng lên huyết áp khá phức tạp. Bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn gây hại, một số loại nước súc miệng còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có lợi sản sinh oxit nitric. Oxit nitric là một chất giãn mạch tự nhiên, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Khi lượng oxit nitric giảm đi do sự suy giảm của vi khuẩn có lợi, mạch máu sẽ co lại, gây cản trở lưu thông máu và dẫn đến tăng huyết áp.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn và tăng huyết áp. Một nghiên cứu năm 2019 trên Tạp chí Gốc tự do Sinh học và Y học (Free Radical Biology and Medicine) lại không tìm thấy sự gia tăng huyết áp ở những người tham gia có chế độ ăn chay hoặc ăn tạp khi sử dụng các sản phẩm này. Tương tự, một nghiên cứu khác vào năm 2016 cũng cho thấy việc súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn trong thời gian ngắn không gây ảnh hưởng đáng kể đến huyết áp của những phụ nữ trẻ khỏe mạnh.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy rằng mối liên hệ giữa việc sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn và tăng huyết áp vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số nghiên cứu đã đưa ra các giả thuyết về cơ chế gây tăng huyết áp khi sử dụng nước súc miệng, tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn để xác nhận và làm rõ hơn những phát hiện này.

Ngoài ra, TS. Higgins cũng chỉ ra rằng việc sử dụng nước súc miệng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp ở một số đối tượng. Đặc biệt, những cá nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, đang điều trị bệnh tăng huyết áp hoặc tiểu đường cần đặc biệt lưu ý. Bên cạnh đó, tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ đáng kể, khi hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào nhóm người cao tuổi.

Nếu sử dụng nước súc miệng thông thường có nhiều tác dụng phụ, bạn có thể tham khảo sử dụng nước súc miệng dầu dừa

Nếu sử dụng nước súc miệng thông thường có nhiều tác dụng phụ, bạn có thể tham khảo sử dụng nước súc miệng dầu dừa

Ngoài các yếu tố trên, những yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng huyết áp bao gồm:

- Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn cho đến tuổi 64, trong khi phụ nữ lại có nguy cơ cao hơn sau tuổi 65.

- Chủng tộc: Một số nhóm dân tộc, như người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha và châu Á, có tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn.

- Bệnh thận mạn tính: Các vấn đề về thận có thể ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp.

- Ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất là một yếu tố nguy cơ quan trọng.

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Việc tiêu thụ quá nhiều muối là một trong những nguyên nhân chính gây tăng huyết áp.

- Thừa cân hoặc béo phì: Cân nặng quá mức cũng là nguy cơ gây bệnh.

- Lạm dụng rượu: Việc uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp.

- Ngừng thở khi ngủ: Rối loạn hô hấp khi ngủ có thể góp phần làm tăng huyết áp.

- Cholesterol cao: Mức cholesterol cao trong máu cũng là một trong những nguy cơ cần chú ý.

- Hút thuốc: Việc hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh cao huyết áp.

- Căng thẳng: Áp lực tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp.

Dù vậy, bạn không nhất thiết phải ngừng sử dụng nước súc miệng. Những để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, đặc biệt đối với những cá nhân có tiền sử bệnh tim mạch hoặc các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp, nên hạn chế sử dụng các loại nước súc miệng có tính sát khuẩn cao. Cụ thể, các sản phẩm chứa các hoạt chất như chlorhexidine gluconat, cồn, và hydrogen peroxide nên được cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.

Thay vì lựa chọn các sản phẩm có chứa chất diệt khuẩn, TS. Higgins khuyến khích sử dụng nước súc miệng tự nhiên. Những loại nước súc miệng này không chỉ giúp làm sạch khoang miệng mà còn bảo vệ hệ vi sinh vật có lợi, góp phần duy trì sức khỏe răng miệng tổng thể một cách tự nhiên và an toàn. Các thành phần như dầu dừa, fluoride, muối và dầu vỏ chanh là những lựa chọn phù hợp.

Nếu nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột của bạn thực sự bắt nguồn từ việc sử dụng nước súc miệng thì ngừng sử dụng sản phẩm này có thể giúp huyết áp trở lại mức bình thường trong thời gian ngắn.

 
Hà Chi (Theo Well+Good)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp