Chăm sóc răng miệng không tốt ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ?

Răng miệng khoẻ mạnh tự nhiên sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và khoẻ mạnh hơn

Cách chăm sóc răng miệng luôn khỏe mạnh

Mẹo bảo vệ răng miệng suốt mùa Hè

Vệ sinh răng miệng kém có thể tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy

Thói quen nên làm sau mỗi bữa ăn để bảo vệ răng miệng

Dấu hiệu ung thư máu dễ nhầm với bệnh răng miệng

Tầm quan trọng của sức khoẻ răng miệng

Sức khỏe răng miệng vượt xa việc đơn thuần ngăn ngừa sâu răng và bệnh nướu răng. Nó đóng vai trò cốt lõi trong việc duy trì các chức năng sinh lý quan trọng của cơ thể. Việc xem nhẹ Sức khỏe răng miệng có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Khoang miệng được ví như “cửa ngõ” vào cơ thể, là con đường xâm nhập của vi khuẩn và nhiễm trùng, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện, việc duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách và thăm khám định kỳ là vô cùng cần thiết.

Sau đây là một số ảnh hưởng nhất định của sức khoẻ răng miệng tới sức khoẻ tổng quát:

Sức khoẻ tim mạch

Các nghiên cứu đã chứng minh một mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh lý nướu răng và các bệnh tim mạch. Tình trạng viêm mạn tính trong khoang miệng có thể là yếu tố khởi phát và thúc đẩy quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng.

Biến chứng khi mang thai

Bệnh lý nướu răng ở phụ nữ mang thai tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường khi mắc thêm bệnh lý về nướu răng sẽ đối diện với thách thức lớn hơn trong việc duy trì đường huyết ổn định, gia tăng gánh nặng cho quá trình điều trị.

Các biện pháp bảo vệ sức khoẻ răng miệng

Việc chăm sóc răng miệng chủ động đóng vai trò cốt lõi trong việc phòng ngừa các bệnh lý răng miệng tiềm ẩn. Để đạt được hiệu quả tối ưu, nên áp dụng một số biện pháp sau đây:

1. Kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kì

Bạn nên đến nha sĩ 2 lần/năm để vệ sinh chuyên sâu răng miệng và phát hiện sớm những vấn đề về răng. Việc làm này vừa giúp bạn bảo vệ sức khoẻ, vừa tiết kiệm tiền về lâu dài.

2. Đánh răng “hiệu quả”

Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride để loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa sâu răng. Lưu ý: Nên chải răng theo chiều dọc trong khoảng thời gian từ 2-3 phút cho mỗi lần.

Nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm. Loại bàn chải này giúp làm sạch răng miệng hiệu quả mà không gây tổn thương đến nướu và men răng. Đồng thời, để đảm bảo hiệu quả làm sạch, bàn chải đánh răng cần được thay mới sau mỗi 3 đến 4 tháng.

Ảnh: Nha khoa và Đời sống.

Ảnh: Nha khoa và Đời sống.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, nên sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn. Sản phẩm này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng và mang lại hơi thở thơm mát, đặc biệt sau các bữa ăn.

3. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày

Không nên dùng tăm có kích thước lớn so với với kẽ răng mà thay vào đó, nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các hạt và mảng bám giữa các răng mà việc đánh răng có thể bỏ sót.

4. Ăn theo chế độ ăn uống cân bằng

Việc ăn theo chế độ ăn giàu trái cây, rau củ và sữa không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể mà còn góp phần giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày - một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây sâu răng.

 
Hà Chi (Theo Your Health Magazine)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt