Thói quen thức khuya thường đi kèm với các hành vi kém lành mạnh như lười vận động, thiếu ngủ
Người bệnh đái tháo đường nên ăn thực phẩm có chỉ số GI bao nhiêu?
Tinh bột nào tốt cho người bệnh đái tháo đường?
Cách giảm quầng thâm, bọng mắt tự nhiên với thực phẩm
Nghiên cứu mới nhất từ Mỹ: Trẻ thường xuyên thức khuya sau 9h tối có nguy cơ béo phì cao
Để tìm ra mối liên hệ giữa thói quen thức khuya và sức khỏe, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Brigham and Women - Trường Y Harvard (Mỹ) đã tiến hành theo dõi lối sống của hơn 63.000 y tá, tuổi từ 45-62 trong vòng 8 năm. Trước khi tham gia thử nghiệm, các y tá đều không có bệnh lý nền nào.
Theo Quỹ Giấc ngủ Mỹ, thời gian sinh học (chronotype) được định nghĩa là chu kỳ thức – ngủ, hay thời gian tỉnh táo và kém hiệu quả trong ngày của mỗi người trong chúng ta. "Cú đêm" trong nghiên cứu này là cách gọi người có thời gian sinh học tối ưu về đêm, thường đi ngủ muộn. Trái ngược với đó là "chim dậy sớm" – người giàu năng lượng và hoạt động năng suất hơn vào buổi sáng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hội "cú đêm" duy trì lối sống kém lành mạnh (liên quan đến dinh dưỡng, tập luyện, giấc ngủ) cao hơn 54%. Đa số họ đều có thói quen hút thuốc và lạm dụng rượu bia, ngủ không đủ giấc, lười tập thể dục. Đồng thời, nguy cơ mắc đái tháo đường ở nhóm "cú đêm" cũng tăng lên 72%, rõ rệt nhất ở những người thức khuya nhưng không phải để làm việc ca đêm.
Theo TS Sina Kianersi – tác giả chính, nghiên cứu sinh tại Bệnh viện Brigham and Women – Trường Y Harvard, mối liên hệ nhất quán này không thể chỉ là tình cờ: "Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh những nguy cơ sức khỏe rõ rệt ở nhóm 'cú đêm', đặc biệt là mối lo ngại về đái tháo đường và ảnh hưởng to lớn của thói quen sinh hoạt tới căn bệnh này."
TS Kianersi cũng thông tin thêm, ngoài yếu tố lối sống, nguy cơ đái tháo đường còn có liên quan tới di truyền, trao đổi chất và các cơ chế sinh học của cơ thể. Nghiên cứu năm 2022 trên tạp chí Sinh lý học thực nghiệm (Experimental Physiology) gợi ý rằng, "cú đêm" dễ gặp tình trạng kháng insulin hơn.
Với người quen thức khuya và sinh hoạt về đêm, việc chuyển sang làm "chim dậy sớm" không hề dễ dàng. Tuy nhiên, các chuyên gia gợi ý, bạn có thể thực hiện một vài biện pháp sau để hạn chế hệ lụy với sức khỏe:
- Ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm, cố gắng đi ngủ trước 0h để có giấc ngủ sâu tối ưu.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh; Không lạm dụng đồ uống có cồn.
- Duy trì vận động, tập thể dục đều đặn cả tuần.
Bình luận của bạn