Gan ngỗng béo và sự thật tàn khốc sau món ăn vương giả

Đằng sau món ăn thượng hạng là sự thật tàn khốc?

Nghèo mà thích sang: Tìm ngay 4 món ngon dưới 15.000 đồng này

Trời rét sun ăn món gì cho ấm?

Thịt bò hầm kiểu Hà Lan - món ngon ấm bụng mùa Đông

Gà hầm xúc xích Chorizo thơm ngon, bổ dưỡng cho người già

Nguyên liệu tinh tế thượng hạng

Gan ngỗng béo được mô tả là có hương vị thanh tao, béo nhẹ và kết cấu mềm mại như lụa, khiến hương vị món ăn đạt đến sự thượng hạng. Pháp là quốc gia sản xuất gan ngỗng nhiều nhất trên thế giới.

Gan ngỗng béo được coi là tinh hoa của ẩm thực Pháp...

Tại Pháp, foie gras tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, từ đắt đỏ nhất đến bình dân và thường được tiêu thụ nhiều nhất vào các dịp đặc biệt như Giáng sinh hoặc năm mới. Cách chế biến đơn giản nhất là áp chảo miếng gan sao cho mặt ngoài vừa giòn vừa tới mà bên trong vẫn béo ngậy và mọng nước, ăn cùng chút salad và sốt hoa quả như mâm xôi, việt quất, táo, xoài để tạo sự cân bằng tuyệt đối...

Quá trình nuôi tàn khốc!

Mặc dù nổi tiếng như vậy, nhưng ít người biết đến quy trình chế biến loại thực phẩm "vương giả" này đã vấp phải rất nhiều sự tranh cãi và phản đối kịch liệt của những người yêu động vật.

Kỹ thuật vỗ béo gia cầm để tạo gan nhiễm mỡ này thực tế đã bắt nguồn tại Ai Cập từ khoảng 2000 năm TCN. Đến khi đế chế Rome tại châu Âu sụp đổ, kỹ thuật này được Pháp tiếp thu và cải tiến thành gan ngỗng vỗ béo, sau này được coi là tinh hoa ẩm thực Pháp.

Kỹ thuật vỗ béo gia cầm của người Ai Cập

Để tạo ra gan ngỗng “foie gras” thượng hạng, những nông dân trong trang trại sẽ luồn ống kim loại xuống cổ mỗi con ngỗng đực và bơm khoảng 1kg (~2,2 pound) hạt và chất béo xuống dạ dày ngỗng khoảng 3 lần/ngày. Việc ép ngỗng ăn như vậy khiến gan của chúng sưng to gấp 10 lần kích thước bình thường. Những con ngỗng bị trướng bụng do gan căng ra, khiến chúng sẵn sàng tự xé lông của mình hay tấn công lẫn nhau.

Gan ngỗng béo thực chất chỉ là gan nhiễm mỡ do bị nhồi ăn quá nhiều

Gan ngỗng bị vỗ béo (gan ngỗng nhiễm mỡ) to gấp 10 lần ngỗng bình thường

Những con ngỗng được nuôi trong lồng nhỏ hoặc nhà kho đông đúc thường bị nhiễm trùng chân do đứng trên lưới kim loại trong quá trình nuôi ăn bằng ống. Chúng cũng gặp một loạt bệnh tật khác như tổn thương thực quản, nhiễm nấm, tiêu chảy, suy giảm chức năng gan, gãy xương ức... Một số con có thể chết vì viêm phổi. Theo nghiên cứu, những con ngỗng bị ép ăn có tỷ lệ chết trước khi giết thịt cao gấp 20 lần so với những con ngỗng được nuôi thả bình thường.

Món ăn sang chảnh vấp phải rất nhiều sự phản đối của những người bảo vệ động vật

Vì foie gras được làm từ gan của những con vịt đực nên tất cả những con vịt cái sẽ bị coi là “vô ích” và bị ném vào máy xay để chế biến thành phân bón hoặc thức ăn cho chó mèo.  

Nhiều con ngỗng chết trong đau đớn, để "cống hiến" cho khách sành ăn bộ gan nhiễm mỡ "hảo hạng" của mình

Theo những cuộc điều tra của Hiệp hội con người vì hành vi nhân đạo đối với động vật (PETA), ở trang trại Hudson Valley (Mỹ), khoảng 15.000 con ngỗng trong trang trại sẽ chết mỗi năm trước khi chúng bị đưa ra làm thịt. Mỗi tuần, công ty này sẽ bán gan ngỗng được làm từ 5.000 con ngỗng được nuôi theo cách thức này. 

Theo phân tích của các nhà dinh dưỡng, gan ngỗng béo chứa rất nhiều acid béo không bão hòa, giúp hạ tỷ lệ cholesterol “xấu” trong cơ thể. Ngoài ra, gan ngỗng béo cũng có chứa các loại vitamin A, vitamin B6, B12, vitamin C và các khoáng chất như sắt, calci, magne, natri, kali... Với các giá trị dinh dưỡng không mấy nổi trội này, bạn hoàn toàn có thể thay thế đơn giản bằng một loại thực phẩm chức năng phù hợp.
Hoài Thương H+ (Theo PETA, Foiegras)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng