Nếu thường hay bị đau đầu, bạn nên chú ý hơn tới các thực phẩm mình ăn hàng ngày
Vì sao dùng thuốc giảm đau mà không đỡ đau đầu?
Dùng TPCN Nattospes thế nào cho đỡ đau đầu?
Dùng tinh dầu để giảm đau đầu, nên kết hợp những loại nào?
Thường xuyên đau đầu, mệt mỏi có phải bị suy nhược thần kinh?
Thường xuyên đau đầu, mệt mỏi có phải bị suy nhược thần kinh?
Dưới đây là một vài lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp bạn giảm đau đầu, đau nửa đầu:
Tránh một số thực phẩm có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu
Nếu thường xuyên bị đau nửa đầu, bạn nên thử tránh một số thực phẩm có thể kích hoạt cơn đau như chuối, các loại đậu, chocolate, các sản phẩm từ sữa, phô mai, cà chua và hành tây. Bạn cũng nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia, cũng như tránh uống nhiều rượu bia vì chúng có thể khiến các cơn đau nửa đầu thêm nghiêm trọng.
Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và protein
Bỏ bữa, nhịn ăn gián đoạn có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho những người hay bị đau đầu. Nguyên nhân là bởi cảm giác đói, lượng đường huyết thấp... đều có thể là những nguyên nhân gây đau đầu. Do đó, người hay bị đau đầu tuyệt đối không nên bỏ bữa sáng. Bạn cũng nên ăn nhẹ mỗi 3 - 4 giờ để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Kết hợp thực phẩm giàu chất xơ và protein giúp no lâu, giảm đau đầu
Trên thực tế, não bộ có thể hoạt động tốt nhờ được bổ sung đủ oxy và năng lượng (được tạo ra nhờ quá trình tiêu hóa thực phẩm). Một khi nguồn năng lượng bị cạn kiệt, não bộ có thể bị thiếu dưỡng chất và gây ra các cơn đau đầu. Do đó, bạn nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, protein để giữ cho mình no lâu.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E có thể giúp ổn định nồng độ hormone estrogen, từ đó giúp làm giảm tình trạng đau nửa đầu cho chị em phụ nữ mỗi khi “đến tháng”. Bạn có thể ăn nhiều vừng để bổ sung vitamin E, L-arginine (tiền chất của nitric oxide). Các dưỡng chất này có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau đầu, đau nửa đầu hiệu quả. Ngoài vừng, ăn củ dền hoặc uống nước ép củ dền cũng có thể mang lại những lợi ích tương tự.
Kết hợp thực phẩm giàu magne và chất béo lành mạnh
Magne là khoáng chất có khả năng thư giãn mạch máu, giúp việc truyền các tín hiệu thần kinh diễn ra hiệu quả hơn. Trong khi đó, các chất béo lành mạnh có thể giúp ổn định huyết áp.
Do đó, bạn nên kết hợp các thực phẩm giàu magne (như các loại cá béo, các loại đậu, rau lá xanh đậm) với thực phẩm giàu chất béo lành mạnh (như dầu olive, quả bơ) để giúp giảm đau đầu. Đặc biệt, quả bơ vừa chứa nhiều magne, vừa có nhiều chất béo lành mạnh. Do đó, ăn quả bơ có thể giúp ổn định đường huyết, ổn định hormone trong cơ thể.
Cẩn thận với các đồ uống có chứa caffeine
Caffeine có thể được coi như “con dao hai lưỡi” với những người hay bị đau đầu. Theo đó, uống các loại đồ uống có chứa nhiều caffeine (như cà phê, trà) ở lượng vừa phải có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, uống quá nhiều các loại đồ uống này (từ 3 cốc/ngày trở lên) lại có thể kích hoạt các cơn đau đầu.
Cắt giảm các loại đồ uống có chứa caffeine có thể giúp giảm đau đầu. Tuy nhiên, bạn không nên cắt giảm caffeine quá đột ngột mà hãy giảm từ từ để cơ thể có thể làm quen với điều này. Nếu hay bị đau đầu từng cơn, hãy nhắm mục tiêu cắt giảm các loại đồ uống có chứa caffeine xuống còn 1 - 2 cốc/ngày.
Chú ý tới chỉ số chuyển hóa đường huyết của thực phẩm
Chỉ số chuyển hóa đường huyết (chỉ số GI) của thực phẩm là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các loại thực phẩm. Trên thực tế, ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI cao (như thực phẩm từ bột mì tinh chế, thực phẩm nhiều đường...) có thể làm tăng nguy cơ gây viêm, làm trầm trọng thêm tình trạng đau đầu.
Uống đủ nước
Thiếu nước, mất nước cũng là nguyên nhân gây đau đầu khá phổ biến. Trên thực tế, não bộ có tới hơn 75% là nước. Do đó, khi bị thiếu nước, mất nước, não sẽ phải sản sinh ra histamine để giữ nước. Điều này có thể gây đau đầu, khiến bạn thấy mệt mỏi hơn.
Tốt hơn hết, những người hay bị đau đầu nên chú ý uống đủ nước, ăn các thực phẩm có hàm lượng nước cao như quả bầu, dưa chuột, dưa hấu... trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Bình luận của bạn