Không nên lạm dụng hạt nêm khi nấu nướng
Phát hiện gần 8 tấn mì chính, bột nêm có dấu hiệu làm giả
Phát hiện 4 tấn bột ngọt Trung Quốc nhập lậu
Lại phát hiện thêm cả tấn Knorr giả tặng công nhân ăn Tết
Sử dụng mì chính hợp lý với người tăng huyết áp
Không có giá trị dinh dưỡng
Hạt nêm cũng như mì chính chỉ tạo độ ngọt nhân tạo cho món ăn. Thực tế, hạt nêm chỉ là gia vị cho vào món ăn giống như muối, hạt tiêu, mì chính. Không thể xem hạt nêm như một sản phẩm dinh dưỡng dù nó không có gì độc hại. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: "Cũng có thể trong thành phần hạt nêm có một số thành phần từ nước ninh xương, bột tôm, bột gà, nấm rơm... gọi là có hương vị khác nhau, nhưng không đáng kể, chỉ dưới 5%".
Không thể xem hạt nêm là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng
Hạt nêm không tốt hơn mì chính
Rất nhiều người quan niệm hạt nêm tốt hơn mì chính và tỏ ra kì thị mì chính. Tuy nhiên, trong hạt nêm, ngoài một số thành phần như muối, đường, còn có cả mì chính và chất siêu ngọt (chất này cũng thuộc nhóm bột ngọt). Vì vậy, những người bị dị ứng, kiêng mì chính thì cũng phải thận trọng khi sử dụng hạt nêm.
Không nên ăn quá nhiều
Do tính tiện dụng, nhiều gia đình đã sử dụng hạt nêm thường xuyên, điều này đã dẫn dến thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là trẻ nhỏ. Tốt nhất nên hạn chế sử dụng bột ngọt, hạt nêm và thay bằng các thực phẩm có độ ngọt tự nhiên. Tuyệt đối không dùng hạt nêm cho trẻ ăn dặm.
Không thể thay thế muối iod
Trong thành phần hạt nêm không chứa iod. Dùng nhiều loại gia vị này sẽ dẫn đến lượng iod cần thiết cho cơ thể bị thiếu hụt. Vì vậy, cần sử dụng phối hợp muối iod cùng với các hạt nêm trong bữa ăn hàng ngày để phòng chống các bệnh do thiếu hụt iod. Riêng với trẻ em, nhất là lứa tuổi ăn dặm, khi chế biến thức ăn, các bậc phụ huynh cũng nên sử dụng muối iod để chế biến thức ăn cho trẻ.
Không gây hại sức khỏe
Hạt nêm chứa nhiều nguyên liệu, trong đó thành phần không thể thiếu là mì chính và các chất điều vị. Một thời gian người tiêu dùng e ngại các chất này có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, hiện các chất có trong hạt nêm đều nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.
Người tiêu dùng nên sử dụng các sản phẩm hạt nêm có nhãn mác rõ ràng, được chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Người tiêu dùng cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để mua đúng sản phẩm phù hợp với mục đích của mình và đảm bảo sử dụng trong hạn dùng của nhà sản xuất. Nếu đã từng bị đau đầu, chóng mặt khi sử dụng hạt nêm thì không nên tiếp tục sử dụng,
Bình luận của bạn