Hẹ: Thực phẩm giá rẻ công dụng tốt cho sức khỏe

Cây hẹ có nhiều công dụng mà nhiều người chưa biết

Cây hẹ chữa táo bón

Thuốc chữa viêm khớp làm tăng nguy cơ đái tháo đường?

Thuốc mới trị bệnh ung thư phổi hiếm gặp

Đã bị ung thư đừng bổ sung chất chống oxy hóa

Công dụng ấn tượng của cây hẹ mang lại bao gồm: Khả năng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, kháng khuẩn, chống virus, giúp điều hòa huyết áp, an thần, hỗ trợ giảm cân và phòng ngừa ung thư.

Các chất dinh dưỡng trong hẹ

Hẹ rất giàu flavonol và các hợp chất polyphenolic cao hơn hành tây và tỏi. Hơn thế nữa, nó chứa nhiều protein, vitamin C, kali, folate, vitamin A, vitamin B6, mangan và các hợp chất chống oxy hóa.

Lợi ích sức khỏe của hẹ

Chống oxy hóa: Hẹ có chứa hàm lượng cao và đa dạng các hợp chất chống oxy hóa bao gồm quercetin, kaempferol, và sulfuric. Những chất chống oxy hóa này giúp giảm đột biến tế bào và phòng ngừa ung thư.

Giúp hạ huyết áp và cholesterol: Cũng giống như tỏi, hẹ có chứa allicin giúp làm giảm huyết áp và hạn chế tốc độ sản xuất cholesterol trong cơ thể. 

Ngăn chặn táo bón: Hẹ rất giàu chất xơ có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt. Chất xơ giúp việc đào thải chất thải tốt hơn, hạn chế nguy cơ táo bón.

Giúp ngăn ngừa ung thư: Trong hẹ có chứa flavonoid và lưu huỳnh, có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Các chất này có thể "chiến đấu" chống lại các gốc tự do và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư, nhất là ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày ...

Bảo vệ da: Hẹ có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, vì vậy, nó đặc biệt tốt cho làn da, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng da hoặc các bệnh về da khác. Nếu bị vết bầm tím trên da, bạn cũng có thể đắp lá hẹ để giảm tình trạng này.

An thần: Các loại khoáng chất và vitamin trong đó có pyridoxine được tìm thấy trong lá hẹ giúp giảm bớt căng thẳng, thư giãn tâm trí, an thần bằng cách điều tiết nội tiết tố và enzyme trong não.

Các bài thuốc hay từ lá hẹ:

- Chữa rôm sảy bằng cách lấy 60gr rễ hẹ sắc nước uống.

- Với chứng sơn ăn lở loét, lấy lá hẹ giã nát đắp lên chỗ tổn thương.

- Nếu bị táo bón, dùng hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5gr, hoà nước sôi uống ngày 3 lần.

- Chữa ho trẻ em (trẻ hơn 1 tuổi): Lấy lá hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho mật ong hoặc đường phèn vào cùng một bát, sau đó đặt bát vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống nước này trong ngày, uống 2 – 3 lần.

- Trị chứng viêm họng nặng: Họng bị viêm nặng, sưng đau, ăn uống khó khăn thì lấy một nắm lá hẹ hơ nóng rồi đặt vào trước cổ, bó lại. Khi thấy lá hẹ nguội thì lại thay bằng nắm lá hẹ hơ nóng khác. Sau vài lần làm như thế bệnh sẽ khỏi.

- Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250gr, gừng tươi 25gr, cho thêm ít đường rồi hấp chín, ăn cả cái và uống nước.

- Chữa ra mồ hôi trộm: Lá hẹ tươi 200gr, thịt rắn 100gr. Đem hai thứ này hấp chín, nêm gia vị vừa ăn. Cần cho trẻ dùng hàng ngày đến khi hết bệnh.

- Đi tiểu nhiều lần: Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Mỗi vị 40gr, đem phơi khô tán bột, mỗi lần pha 6gr bột này với nước. Ngày uống 2 lần với nước ấm.

- Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Rễ hẹ tươi 25gr, gạo 50gr. Rễ hẹ xay lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn cháo nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

Các món ngon được chế biến từ hẹ: Trứng chiên lá hẹ, thịt bò xào bông hẹ, canh trứng lá hẹ, canh đậu phụ hẹ...

Ngọc Hoa H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng