Cảm giác buồn bã sau khi quan hệ là gì và tại sao chúng lại xuất hiện?

Rối loạn cảm xúc sau quan hệ tình dục còn được gọi là Postcoital Dysphoria (PCD)

Podcast: Có nên làm "chuyện ấy" khi đang bị cúm?

Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con khỏi bạo lực khi hẹn hò?

Thủ phạm khiến “cậu nhỏ” không thể cương cứng

“Tình dục thoáng” - hệ luỵ khôn lường

Rối loạn cảm xúc sau quan hệ tình dục (Postcoital Dysphoria - PCD) là tình trạng một người trải qua những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ như cáu kỉnh, lo lắng, buồn bã, trầm cảm hoặc khóc kéo dài vài phút đến vài giờ sau khi quan hệ tình dục có đồng thuận. Theo TS. Sarah Melancon, nhà tình dục học lâm sàng tại tổ chức Sáng kiến Sức khoẻ Phụ nữ (Women's Health Interactive), PCD không phải là một hiện tượng mới mà đã được ghi nhận trong lịch sử từ thời Hy Lạp cổ đại. Dù không phải là điều bất thường nhưng PCD vẫn có thể gây bối rối, đặc biệt khi nó xảy ra trong một mối quan hệ lành mạnh và thỏa mãn.

Chu kỳ phản ứng tình dục

Chu kỳ phản ứng tình dục, theo mô hình bao gồm bốn giai đoạn: kích thích, bình ổn, cực khoái và nghỉ ngơi. Tiến sĩ Melancon giải thích rằng PCD xảy ra khi quá trình phục hồi sinh lý này diễn ra không điển hình, gây ra cảm xúc tiêu cực.

Hiện tại, nghiên cứu về PCD còn hạn chế và các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Nhiều giả thuyết cho rằng đây có thể là sự kết hợp của các yếu tố tâm lý, nội tiết tố và môi trường.

Các triệu chứng của rối loạn cảm xúc sau quan hệ

Thay vì cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, người mắc PCD có thể buồn bã, chán nản, trầm cảm hoặc có thể bật khóc.

Thay vì cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, người mắc PCD có thể buồn bã, chán nản, trầm cảm hoặc có thể bật khóc.

Thay vì cảm giác thỏa mãn hay hạnh phúc, người mắc PCD có thể trải qua một loạt các triệu chứng khó chịu. Các biểu hiện của PCD rất đa dạng, bao gồm:

- Buồn bã, chán nản, thậm chí bật khóc.

- Cảm giác khó chịu, bứt rứt, lo lắng hoặc hoảng loạn.

- Bồn chồn, dễ cáu gắt, tức giận.

- Bối rối, xấu hổ về những cảm xúc tiêu cực của bản thân.

- Tự trách mình vì phản ứng bất thường với tình dục.

- Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi về mặt cảm xúc.

Dù nguyên nhân chính xác của PCD chưa được xác định rõ ràng, tình trạng này ảnh hưởng đến nhiều người và cần được nhìn nhận nghiêm túc để tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp.

Rối loạn cảm xúc sau quan hệ ở phụ nữ

PCD thường phổ biến hơn ở nữ giới. Theo một khảo sát trên Tạp chí Y học Tình dục (Sexual Medicine) cho thấy, gần một nửa phụ nữ đã từng trải qua cảm giác PCD trong đời và 5% gặp phải tình trạng này trong 1 tháng gần nhất.

Dù chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về PCD ở nam giới nhưng các chuyên gia nhận định phụ nữ thường dễ buồn bã và trầm cảm hơn sau khi quan hệ.

Rối loạn cảm xúc sau quan hệ ở nam giới

Dù không xuất hiện quá thường xuyên nhưng hiện tượng này không phải không xuất hiện ở nam giới. Theo nghiên cứu được đăng tải năm 2019 trên Tạp chí Trị liệu Tình dục và Hôn nhân (Journal of Sex & Marital Therapy) đã chỉ ra có đến 41% nam giới đã từng trải qua PCD và với 3-4% trường hợp gặp phải tình trạng này thường xuyên.

Đặc biệt, TS. Melancon cho biết nam giới thường biểu hiện PCD bằng sự cáu kỉnh và hung hăng, khác với phụ nữ.

Nam giới cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự nhưng có phần gay gắt hơn so với nữ giới

Nam giới cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự nhưng có phần "gay gắt" hơn so với nữ giới

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn cảm xúc sau khi quan hệ

Nguyên nhân chính xác của PCD hiện vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu, với dữ liệu hiện tại còn hạn chế. Tuy nhiên, tình trạng này là có thật và có tác động, không nhất thiết phải có lý do rõ ràng.

Các nhà nghiên cứu đã xác định một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc PCD, bao gồm:

- Tiền sử lạm dụng thể chất hoặc tình cảm

- Không hài lòng trong mối quan hệ hiện tại

TS. Melancon giải thích, tình dục là một hoạt động riêng tư và chứa đựng nhiều cảm xúc. Việc giải phóng các hormone trong quá trình quan hệ và cực khoái có thể khuếch đại cảm xúc, đặc biệt ở những người có tiền sử bị lạm dụng hoặc gặp vấn đề trong mối quan hệ.

Một số chuyên gia khác cũng đồng tình rằng có nhiều yếu tố góp phần gây ra PCD. Theo đó, ngoài những nguyên nhân kể trên thì những người từng trải qua chấn thương tình dục, có kiểu gắn bó không an toàn hoặc mắc rối loạn nhân cách thường dễ mắc PCD hơn.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Chấp nhận và khám phá cảm xúc

Trước tiên, hãy chấp nhận cảm xúc của bạn một cách trọn vẹn, dù chúng khó khăn đến đâu. TS. Melancon khuyên nên "ở bên" cảm xúc, vì chúng chỉ là tạm thời. Việc học cách trải qua chúng mà không phán xét hay kháng cự có thể giúp cảm xúc qua đi.

Tiếp theo, hãy khám phá nguồn gốc của PCD. Có thể tự hỏi bản thân những câu hỏi như: PCD có xảy ra trong những trường hợp hoặc với những đối tượng tình dục cụ thể không? Bạn có cảm thấy mâu thuẫn về tình dục trước khi nó xảy ra không? PCD xuất hiện sau bao lâu? Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân.

Ghi nhật ký và thực hành chánh niệm

Ghi nhật ký là một công cụ hữu ích để theo dõi trải nghiệm và nhận diện các mô hình. Bạn có thể nhận thấy PCD thường xảy ra sau xung đột, trong một số giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt (đối với phụ nữ) hoặc khi căng thẳng. TS. Melancon nhấn mạnh rằng mọi dữ liệu đều hữu ích để hiểu rõ hơn về bản thân.

Thực hành chánh niệm và thiền định giúp bạn xử lý cảm xúc trọn vẹn hơn. Nhận biết cảm xúc và nơi chúng biểu hiện trong cơ thể có thể giảm cường độ và giúp chúng tan biến kịp thời.

Chăm sóc bản thân sau quan hệ tình dục

Việc chăm sóc bản thân sau khi quan hệ tình dục có thể làm dịu cường độ cảm xúc. Bạn có thể cùng bạn tình tham gia nếu phù hợp. Một số ý tưởng bao gồm tắm nước ấm, quấn chăn chặt, nghe nhạc, sử dụng tinh dầu hoặc massage.

 
Hà Chi (Theo VeryWellMind)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thần kinh