Gout mạn tính: Làm sao ngăn ngừa biến chứng?

  • Chuyên đề:
  • Gout

Cơn gout cấp thường diễn tiến bất ngờ, bắt đầu từ ngón chân cái.

6 tư thế yoga căn bản cho người bệnh gout

Thực đơn mẫu cho người bị bệnh gout

Những thực phẩm mà người mắc gout “nghe đã thấy sợ”

Uống nước lá vối có khỏi được bệnh gout không?

Gout không phải là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng nhưng những biến chứng của bệnh thì rất phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thực tế tại các phòng khám cơ xương khớp ở các bệnh viện cho thấy một vấn đề hết sức đáng ngại ở bệnh nhân gout là: Sử dụng thuốc bừa bãi và chỉ điều trị trong đợt gout cấp. Sau khi hết viêm, hết đau thì nhiều bệnh nhân ngừng điều trị, mà không có sự kiểm soát và dự phòng tái phát, cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh. Từ đó, bệnh nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mạn tính và nhiều trường hợp đã bị các biến chứng gây tàn phế, thậm chí tử vong. 
Cơn đau gout cấp khiến người bệnh không di chuyển được, không dám đặt chân xuống đất
Gout là bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa purin dẫn đến tăng acid uric máu, gây lắng đọng các tinh thể monosodium urat trong các tổ chức sụn, xương, ổ khớp… Bệnh được biểu hiện bằng các đợt viêm khớp hoặc viêm tổ chức cạnh khớp, thường tái phát. Đặc trưng của bệnh là những đợt viêm cấp ở một khớp (thường là khớp bàn ngón chân cái) xảy ra đột ngột, dữ dội và không thể ngăn chặn được. Hậu quả là những cơn đau dữ dội, viêm sưng các khớp nhưng khi bệnh đã chuyển sang mạn tính, có sự xuất hiện của cục tophi tại khớp, quanh khớp, lâu dần gây cứng khớp, biến dạng khớp, mất khả năng vận động và tàn phế. Đặc biệt nguy hiểm là những trường hợp có lắng đọng ở kẽ thận, ở hệ tiết niệu gây sỏi hệ tiết niệu, sỏi thận, suy chức năng thận - đây là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của các bệnh nhân gout. 
Cho tới nay, chưa có một loại thuốc hay phương pháp nào chữa khỏi dứt điểm bệnh gout. Người bệnh cần xác định rõ phải sống chung với gout và điều trị cả đời. Để thực hiện tốt cho việc sống chung với gout đòi hỏi người bệnh phải được trang bị kiến thức về bệnh, cách kiểm soát và diễn biến của bệnh, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với bác sỹ để có kế hoạch và phương pháp điều trị lâu dài hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống. 
Thuốc điều trị chỉ nên sử dụng trong giai đoạn cấp, theo đúng hướng dẫn của bác sỹ
Theo đó, tiêu chí điều trị gout là hạn chế không để xảy ra cơn gout cấp, bằng cách kiểm soát tốt nồng độ acid uric máu. Để điều trị ổn định bệnh gout và hạn chế các biến chứng của gout gây nên, người bệnh cần có giải pháp điều trị tổng thể bao gồm: Ăn; Uống; Sinh hoạt, vận động; Điều trị bằng thuốc và hỗ trợ điều trị bằng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên. Trong đó, việc tuân thủ chế độ ăn, uống, sinh hoạt, vận động cần áp dụng liên tục và thường xuyên. Thuốc dùng khi có cơn gout cấp hoặc khi nồng độ acid uric máu quá cao. Lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên cũng là xu hướng đang được đông đảo bệnh nhân gout áp dụng. Tiêu biểu cho xu hướng này là sản phẩm có chứa các thảo dược như: Trạch tả, hạ khô thảo, thổ phục linh… giúp đào thải acid uric, giảm sưng, giảm đau, hỗ trợ điều trị gout hiệu quả. Người bệnh nên duy trì dùng thành từng đợt  từ 3 - 6 tháng. 
Bên cạnh đó, khi phát hiện có những biểu hiện của bệnh thì nên đi khám để được bác sỹ tư vấn và điều trị sớm tránh để bệnh chuyển sang mạn tính, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.


Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp