Tâm bệnh ở người cao tuổi

Các vấn đề tâm lý ở người cao tuổi đều cần giúp đỡ và can thiệp sớm

Lưu ý giúp người cao tuổi sống khỏe với bệnh tăng huyết áp

Làm sao giúp người cao tuổi kiểm soát đái tháo đường tốt hơn?

Bí quyết tập thể dục của những vùng đất "trường thọ"

Làm sao tránh trầm cảm sau đại dịch?

Trầm cảm ở người cao tuổi

Nhóm người cao tuổi (ngoài 60) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong cơ cấu dân số toàn cầu. Các thống kê dự doán rằng, đến năm 2050, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng gấp đôi, chiếm 22% dân số. Cùng với với xu hướng già hóa dân số là sự gia tăng các vấn đề về tâm lý ở người cao tuổi như: Rối loạn lo âu đi kèm bệnh lý nền, sa sút trí tuệ, trầm cảm…

Gánh nặng bệnh tật do trầm cảm đo bằng DALY (số năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật) chiếm tới 1/6 tổng gánh nặng bệnh tật ở người cao tuổi. Đặc biệt, nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, người cao tuổi là đối tượng dễ tổn thương nhất trong đại dịch COVID-19, với 37% người cao tuổi gặp phải trầm cảm và lo âu.

Bệnh nhân cao tuổi bị trầm cảm thường được phát hiện và điều trị muộn

Bệnh nhân cao tuổi bị trầm cảm thường được phát hiện và điều trị muộn

Trầm cảm có biểu hiện đa dạng. Một số người cao tuổi bị trầm cảm không hề có cảm giác buồn, nhưng họ lại khó chịu vì cảm giác mệt mỏi, đau nhức triền miên không dứt. Bệnh trầm cảm dễ xảy ra nhất ở những người đang mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, xương khớp.... 

Những người cao tuổi trầm cảm dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc do tự ti. Các dấu hiệu khác bao gồm mất sinh lực, giảm khí sắc và cảm thấy mình không còn có ích nữa. Cũng có người cao tuổi mất ngủ trong một thời gian rất dài mà không được để ý, bởi con cháu luôn cho rằng người già ít ngủ. Chính mối quan hệ phức tạp giữa các triệu chứng tâm – sinh lý khiến bệnh trầm cảm ở người cao tuổi không được quan tâm và can thiệp kịp thời.

Hàng loạt các rối loạn tâm thần ở người cao tuổi

Theo các chuyên gia tâm lý, người cao tuổi thường sống trong quá khứ và những thói quen cũ khó đổi. Điều này có thể làm sâu thêm xung đột giữa các thế hệ trong gia đình, vô tình khiến người cao tuổi tổn thương, tủi thân. Người thân ra đi, con cháu gặp nạn, thiên tai… cũng là những sự kiện vượt quá sức đề kháng tâm thần của người cao tuổi.

Theo nghiên cứu của Học viện Quân y, ngoài trầm cảm, có nhiều rối loạn tâm thần dễ xuất hiện, trở nặng khi về già:

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (hưng cảm)

Đây là bệnh vốn thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hoặc trung niên. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện muộn ở tuổi già với triệu chứng hưng cảm: Tăng quá mức hoạt động và tư duy dồn dập, tư duy phi  tán, mất ngủ, giảm khả năng kiềm chế và kém điều chỉnh bản thân. Các hoang tưởng và ảo giác có thể gặp trong các trường hợp nặng.

Rối loạn lo âu

Những người cao tuổi trầm cảm dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc

Những người cao tuổi trầm cảm dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc

Hầu hết người già đã trải qua cảm giác lo âu, đặc biệt trước các biến động trong gia đình. Các triệu chứng bao gồm mất ngủ, đau đầu, run, tim đập nhanh, đau quặn ruột, thở nhanh. Các cơn hoảng sợ dễ bị chẩn đoán nhầm là cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.

Người cao tuổi khi gặp rối loạn lo âu cần được kiên nhẫn trấn an. Tuy nhiên,nở giai đoạn nặng, lo âu kèm hoảng sợ, né tránh… đòi hỏi một sự can thiệp tích cực.

Rối loạn hoang tưởng và tâm thần phân liệt

 

Một số người già sống cô đơn thiếu lòng tin luôn tin rằng có người khác không thích mình và lợi dụng mình. Dạng nhân cách này gây ra nhiều sự tranh cãi với gia đình, bạn bè và hàng xóm, và sự cách biệt ngày càng tăng. Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân sống trong một tình trạng bẩn thỉu và từ chối sự giúp đỡ. Mô hình này có thể là biểu thị cho giai đoạn sớm nhất của rối loạn hoang tưởng.

Lạm dụng chất

Một số người cao tuổi thường xuyên dùng rượu nặng, hoặc uống rượu tăng dần vì các lí do buồn chán, cô đơn, lo âu và trầm cảm. Té ngã, sảng rượu (khi cai, không được uống rượu) có thể là biểu hiện người cao tuổi đã lạm dụng rượu. Lạm dụng chất trở nên nan giải, khó chữa khi đã dẫn đến rối loạn trí nhớ hoặc sa sút trí tuệ, có thể đòi hỏi phải vào viện hoặc các cơ sở chăm chữa tập trung lâu dài.

Mất trí nhớ

Trí nhớ suy giảm không chỉ là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Có rất nhiều bệnh lý dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ, mất trí nhớ ở người cao tuổi: Do tổn thương ở mạch máu não (đột quỵ, xơ vữa động mạch); Bệnh Huntington (mất trí kèm theo các rối loạn vận động); Bệnh Parkinson (mất trí tiến triển không hồi phục, liệt run tay); Bệnh Alzheimer (thoái hóa não, mất trí khởi phát từ từ, suy thoái chậm).

 

Không ít người cao tuổi nhận thấy những triệu chứng tiêu cực của sức khỏe nhưng ngại nói với con cháu, giữ suy nghĩ tiêu cực “mình là gánh nặng". Trong khi đó, các rối loạn tâm lý không được can thiệp, điều trị đúng lúc mới là gánh nặng bệnh tật. Người thân cần dành nhiều thời gian trò chuyện để ông bà, cha mẹ để sớm nhận biết những thay đổi bất thường trong hành vi, ứng xử, tâm lý.

Ngoài ra, các hoạt động tập thể, theo nhóm tại địa phương cũng giúp người cao tuổi thêm lạc quan, yêu đời và nhận được quan tâm chăm sóc của người xung quanh. Các gia đình cũng có thể tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý, dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành riêng cho người cao tuổi. Một số cơ sở dưỡng lão tạo điều kiện cho bậc cao niên vui sống bên những người bạn cùng lứa tuổi, được chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần.

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh