Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng tới khả năng nhận thức?

Bên cạnh hệ hô hấp, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng tới não bộ.

Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc lupus ban đỏ

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Podcast: Bụi mịn kích thước nhỏ nhưng tác hại to lớn

Ô nhiễm không khí làm giảm khả năng tập trung của trẻ em

Ô nhiễm không khí hiện được cộng đồng khoa học xác định là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe con người. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, mỗi năm có hơn 6,5 triệu ca tử vong trên toàn cầu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến ô nhiễm không khí, một con số đáng báo động và có xu hướng gia tăng trong 2 thập kỷ qua. Các tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí đến sức khỏe bao gồm một loạt các bệnh lý nghiêm trọng, từ ung thư, các bệnh tim mạch, hô hấp mãn tính như hen suyễn, cho đến các vấn đề về chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì và rối loạn chức năng miễn dịch, thần kinh.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí rất đa dạng, chủ yếu bắt nguồn từ các hoạt động của con người. Khí thải từ các phương tiện giao thông, quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng và sưởi ấm, cũng như các hoạt động công nghiệp là những nguồn phát thải ô nhiễm không khí chính. Bên cạnh đó, các hiện tượng tự nhiên như cháy rừng và quá trình phân hủy chất hữu cơ cũng góp phần làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới khả năng ra quyết định

Nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của vật chất hạt có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là các chức năng nhận thức. Vật chất hạt, bao gồm các hợp chất như sunfat và nitrat, thường sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu, khói thuốc lá và cháy rừng. Họ đặt ra giả thuyết rằng việc tiếp xúc ngắn hạn với không khí ô nhiễm có thể gây suy giảm chức năng não và phương thức hô hấp (bằng mũi hoặc miệng) có thể ảnh hưởng khác nhau đến các chức năng não bộ.

Để kiểm chứng giả thuyết này, 26 người trưởng thành đã tham gia thử nghiệm với 4 điều kiện khác nhau: tiếp xúc với không khí sạch hoặc không khí ô nhiễm mức độ cao trong một giờ, đồng thời một số người được yêu cầu kẹp mũi. Trước và sau khi tiếp xúc, người tham gia đã thực hiện các bài kiểm tra đánh giá các kỹ năng nhận thức như trí nhớ làm việc, sự chú ý, nhận biết cảm xúc và thời gian phản ứng. Kết quả cho thấy sự chú ý chọn lọc và khả năng nhận biết cảm xúc bị suy giảm đáng kể khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm kể cả khi hít thở bằng mũi và miệng.

Khả năng nhận thức và ra quyết định có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có cả ô nhiễm không khí.

Khả năng nhận thức và ra quyết định có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có cả ô nhiễm không khí.

Theo các tác giả, sự chú ý chọn lọc đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định và hành động có mục tiêu, ví dụ như tập trung vào các mặt hàng cần mua khi đi siêu thị. Trong khi đó, nhận thức xã hội - cảm xúc giúp chúng ta hiểu và phản ứng phù hợp với cảm xúc của bản thân và người khác. Điều đáng chú ý là trí nhớ làm việc và thời gian phản ứng không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí trong nghiên cứu này.

Chất lượng không khí thấp có thể cản trở sự sáng tạo và năng suất của người lao động

Theo một trong những tác giả chính của nghiên cứu: GS.TS Francis Pope thuộc Đại học Birmingham (Anh), tác động của chất lượng không khí đối với con người vượt xa khỏi sức khỏe thể chất. Nghiên cứu cho thấy một môi trường không khí trong lành còn góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả học tập và làm việc của cá nhân, từ đó tác động tích cực đến năng suất lao động toàn xã hội.

Sự suy giảm năng suất do ô nhiễm không khí gây ra không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà còn làm nổi bật tầm quan trọng cấp bách của việc tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt, ở các đô thị lớn, vấn đề ô nhiễm không khí tác động tiêu cực đến sức khỏe não bộ, đòi hỏi những giải pháp mạnh mẽ và toàn diện.

 
Hà Chi (Theo Everyday Heath)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp