Hội chứng mệt mỏi mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hàng ngày
Dễ ốm đau, mệt mỏi do thiếu kẽm: Ăn ngay 12 thực phẩm này!
Bé bị chảy nước mũi, hắt hơi, mệt mỏi phải làm sao?
Có nên thay thuốc huyết áp khi bị đau đầu, mệt mỏi?
Ngủ 8 - 9 tiếng mỗi đêm nhưng sao thức dậy vẫn mệt mỏi?
Ngủ ngon & ngủ đủ giấc
Những người bị hội chứng mệt mỏi mạn tính có thể dễ bị mất ngủ. Thiếu ngủ cũng có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác như tăng cân, kém tập trung, giảm trí nhớ, lo lắng... Do đó, người bệnh mệt mỏi mạn tính cần tăng thời gian và chất lượng giấc ngủ của mình. Theo các nghiên cứu, một giấc ngủ ngon có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể và phục hồi cơ bắp.
Bổ sung vitamin D
Thiếu vitamin D cũng có thể gây ra hội chứng mệt mỏi mạn tính. Nếu bị thiếu vitamin D và bị mệt mỏi mạn tính, bạn có thể phục hồi bằng cách bổ sung vitamin D. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách giúp bổ sung vitamin D hiệu quả nhất. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời còn giúp bạn cải thiện sức khỏe hệ xương khớp và giảm các triệu chứng trầm cảm.
Tập thể dục
Tập thể dục là cách tốt nhất giúp bạn đối phó với hội chứng mệt mỏi mạn tính
Tập thể dục là cách tốt nhất giúp bạn đối phó với hội chứng mệt mỏi mạn tính. Với các hoạt động thể chất đơn giản như đi bộ hoặc chạy bộ sẽ kích thích cơ thể giải phóng các hormone có lợi, giúp cải thiện tâm trạng và kích thích năng lượng để vượt qua cảm giác mệt mỏi.
Chế độ ăn uống cân bằng
Một chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa và chứa ít carbohydrate tinh chế có thể giúp bạn đối phó với hội chứng mệt mỏi mạn tính. Hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và hạn chế các loại thực phẩm như rượu, thuốc lá, caffeine và chất làm ngọt nhân tạo.
Bình luận của bạn