5 loại rau quả không nên ăn nhiều vào mùa hè

Đỗ là loại quả thường có chứa nhiều hóa chất dễ gây ngộ độc

Rau dại này còn hơn cả một loại rau sạch

Ăn rau 'xấu' liệu có tốt?

Rau sạch vẫn phải rửa

Rau sạch: "vàng thau lẫn lộn"!

1. Rau mồng tơi

Thực chất mồng tơi là rau rất mát và được ưa chuộng vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại mồng tơi lá xanh mơn mởn, to, để qua ngày là thối, úng, căn bản, vì rau đó đã bị sử dụng hóa chất để kích thích sinh trưởng, rất dễ gây ngộ độc. Nếu yêu thích món rau này bạn có thể tự trồng ở nhà để đảm bảo có rau sạch ăn.

2. Rau cải

Loại rau có nhiều vào mùa đông vì vậy mùa hè người trồng rau sẽ phải dùng rất nhiều hóa chất để giúp rau tăng trưởng. Do đó, bạn không nên ăn các loại rau trái mùa như rau cải trong ngày hè, tránh ăn phải những loại thuốc trừ sâu, phân bón và chất bảo quản trong rau, gây hại cho sức khỏe.

3. Đậu đỗ 

Loại quả này được xếp “đầu bảng” trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất. Từ khi khai hoa, kết trái người trồng bắt đầu phun thuốc, vài ngày lại phun một lần. Vì vậy, lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải hết và có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả. Khi mua về, dù có ngâm, rửa kỹ thì cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố chứ không loại trừ hết được. 

Dưa chuột cần ngâm rửa kỹ và gọt vỏ trước khi ăn

4. Dưa chuột

Dưa chuột cũng nổi tiếng là được chăm sóc bằng nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu ngay từ khi mới bắt đầu ra quả. Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc là khó tránh. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc.

5. Rau muống

Nhiều loại rau muống được trồng ở khu vực ao hồ, đất nhiễm giun sán, ký sinh trùng hay “ngậm” lượng thuốc trừ sâu, phân bón được bán ra thị trường. Nếu ăn quá nhiều loại rau này sẽ khiến bạn bị ngộ độc, hay âm thầm gây bệnh khi những hóa chất này tồn đọng trong cơ thể.

Xem thêm cách trồng rau sạch tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:


Cách trồng rau sạch tại nhà

Đầu tiên bạn hãy chọn hạt giống để trồng. Có rất nhiều loại hạt giống củ, rau xanh đa dạng mà bạn có thể lựa chọn theo sở thích ăn uống của các thành viên trong gia đình. Nên trồng đa dạng rau xanh có thời gian phát triển khác nhau, và mùa nào thức nấy để rau có thể phát triển tốt nhất và ngày nào gia đình cũng có rau sạch để ăn. Sau đó là cần chuẩn bị đất, chậu, dụng cụ xúc đất, bình tưới, vòi phun sương.

Bước tiếp theo là ngâm hạt giống. Nên ngâm hạt theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì từng loại hạt. Gieo hạt với độ dày vừa phải và độ sâu hợp lý để hạt có thể nảy mầm một cách nhanh chóng. Không nên gieo quá dày vì có thể khi cây rau lớn sẽ không đủ diện tích đất cũng như chất dinh dưỡng cho cây. Khi đó cây rau sẽ còi cọc và không thể phát triển. 

Nếu bạn trồng rau trong nhà thì không cần mái che nhưng nếu trồng trên sân thượng, ban công hoặc ngoài trời thì nên lấy một tấm bìa lớn để chắn bớt ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp gây cháy hạt cũng như tránh nấm mốc phát triển. Bạn phải chú ý luôn luôn giữ cho đất đủ độ ẩm nên tốt nhất là tưới hai lần một ngày.

Như vậy, hàng ngày, bạn có thể vừa có rau sạch để ăn, lại vừa có một không gian sống xanh và trong lành.

Xem thêm: Cách nhận biết các loại rau bị phun nhiều thuốc kích thích.


Ngọc Hoa H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng