8 thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch cho người bệnh ung thư

Người bệnh ung thư cần chú ý tăng cường miễn dịch, đặc biệt là trong dịch COVID-19

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ ngăn ngừa ung thư phổi tái phát

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng

Vì sao tỷ lệ ung thư gan gia tăng?

7 loại bệnh ung thư khó có thể phát hiện sớm nhất

Người bệnh ung thư thường bị giảm khả năng miễn dịch

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, các phương pháp hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hay liệu pháp miễn dịch để điều trị ung thư đều có thể làm tổn thương lớp niêm mạc trong cơ thể. Về cơ bản, đây là lớp màng nhầy bên trong một số cơ quan như mũi, miệng, phổi…

Khi lớp niêm mạc bị tổn thương, vi khuẩn, mầm bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, việc điều trị ung thư lại có thể dẫn tới tổn thương hệ miễn dịch (đặc biệt với một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, đa u tủy xương). Do đó, người bệnh ung thư thường có xu hướng yếu hơn, dễ bị đau ốm hơn người bình thường.

Tại sao người bệnh ung thư cần chế độ ăn lành mạnh hơn?

Nhiều người bệnh ung thư thường không duy trì được thói quen ăn uống lành mạnh, không đủ dinh dưỡng vì việc điều trị ung thư (đặc biệt là hóa trị) có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của người bệnh. Theo đó, sau khi điều trị, người bệnh có thể hay thấy buồn nôn, giảm cảm giác thèm ăn, không cảm thấy đói…

Trong một số trường hợp, tình trạng chán ăn còn có thể do ảnh hưởng của khối u ở trong hoặc xung quanh các cơ quan tiêu hóa. Theo đó, các khối u có thể tiết ra một số loại hormone, gây ảnh hưởng tới cảm giác đói của cơ thể.

Người bệnh ung thư cần ăn uống lành mạnh để tăng cường miễn dịch

Tuy nhiên, nếu không duy trì được chế độ ăn uống cân bằng, người bệnh ung thư sẽ không thể duy trì được hệ miễn dịch khỏe mạnh.

8 thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch cho người bệnh ung thư

Hạt bí

Hạt bí rất giàu các vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B3, B5 và B9 (hay folate). Hạt bí cũng chứa nhiều L-tryptophan, một hợp chất có khả năng thúc đẩy tâm trạng, chống trầm cảm. Thực phẩm này cũng có thể giúp bạn phòng ngừa sỏi thận, sỏi mật, chống lại bệnh ung thư.

Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa nhiều sulforaphane, một hợp chất giàu lưu huỳnh có nhiều lợi ích sức khỏe, giúp chống lại bệnh ung thư. Bạn có thể xào bông cải xanh với tỏi và dầu olive. Đây là món ăn rất tốt cho người bệnh ung thư.

Tỏi

Tỏi có khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Đặc biệt, hoạt chất allicin trong tỏi có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư, bằng cách làm chậm quá trình cung cấp máu tới các khối u.

Dầu olive

Theo các nhà khoa học Tây Ban Nha, phụ nữ theo chế độ ăn Địa Trung Hải (dùng nhiều dầu olive) có nguy cơ bị ung thư vú thấp hơn tới 68% so với những người không theo chế độ ăn này.

Cá hồi

Acid béo omega-3 trong cá hồi có thể giúp giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư vú. Thêm vào đó, cá hồi cũng giàu vitamin A và D, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư.

Cà chua

Cà chua có chứa nhiều carotenoid, một dạng sắc tố hữu cơ có thể giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư vú. Cà chua cũng chứa nhiều lycopene, chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa tích tụ chất béo “xấu” trong máu.

Yến mạch

Yến mạch rất giàu carbohydrate, protein, các chất chống oxy và chất béo lành mạnh. Đặc biệt, beta glucan (một loại chất xơ hòa tan trong yến mạch) có thể mang lại lợi ích cho hệ vi khuẩn đường ruột. Yến mạch được đánh giá là một thực phẩm rất phù hợp với người bệnh ung thư, đặc biệt khi yến mạch khá mềm, giúp người bệnh ung thư bị khô, loét miệng dễ ăn hơn.

Nước hầm xương

Khi thực hiện hóa trị, nhiều người bệnh ung thư thường bị thay đổi vị giác. Trong trường hợp này, nước hầm xương sẽ là một lựa chọn tốt cho bạn. Dùng nhiều loại rau củ, gia vị, xương và thịt để hầm lấy nước sẽ giúp nước hầm xương chứa nhiều điện giải như natri, kali, calci… Người bệnh ung thư có thể uống nước hầm xương để bù điện giải khi bị nôn nhiều, hay đổ mồ hôi.

Vi Bùi H+ (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng