- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Tăng khả năng thụ thai thế nào?
Mang thai tháng thứ 5 bị cảm cúm có đáng lo?
Phụ nữ mang thai sau ghép thận có tỷ lệ biến chứng cao
Lý do bạn không nên trì hoãn việc mang thai và sinh con
5 thói quen đang khiến phụ nữ không thể mang thai
1. Đạt cân nặng khỏe mạnh
Phụ từ từ 20 - 30 tuổi rất dễ tăng cân dẫn tới thừa cân, béo phì. Trọng lượng cơ thể thừa thãi có thể làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai, bao gồm đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật và các biến chứng khi sinh.
So với các bà mẹ có trọng lượng khỏe mạnh, những bà mẹ thừa cân hoặc béo phì có khả năng sinh ra những đứa trẻ có cân nặng cao gấp 1,5 - 2 lần cân nặng bình thường - điều này làm tăng nguy cơ biến chứng khi sinh. Đối với những trẻ sinh ra đã nặng cân có nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tim mạch và đái tháo đường type 1 rất cao.
Vì vậy, hãy cố gắng giảm cân, duy trì cân nặng thể khỏe mạnh trước khi cố gắng thụ thai. Đối với phụ nữ thừa cân, giảm 5 - 10% trọng lượng trước khi mang thai là đủ để cải thiện khả năng sinh sản và giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ.
Việc cải thiện chế độ ăn uống và hoạt động thể chất sẽ giúp bạn đạt được cân nặng thích hợp
2. Lựa chọn kỹ lưỡng thực phẩm
Tăng cường các nhóm thực phẩm cơ bản như: Rau, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, thực phẩm chay (bao gồm các loại đậu, đỗ, các loại hạt, trứng), thịt nạc (từ gia cầm, gia súc), cá và sữa.
Để tăng khả năng thụ thai, phụ nữ nên ănh nhiều: Các loại đậu, súp lơ xanh, hạt hướng dương, cá hồi, cá tuyết, gạo lứt, cải bó xôi, chuối...
Để tăng khả năng sinh sản ở nam giới, nên tích cực ăn: Cải bó xôi, hàu, thịt đỏ, hạt bí, cam, quả hạch Brazil...
3. Bổ sung folate
Folate là một vitamin nhóm B cần thiết để hoàn thiện sự phát triển của ống thần kinh, hình thành bộ não của trẻ sơ sinh và tủy sống trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Và bạn nên bổ sung folate đầy đủ từ trước khi quyết định mang thai.
Bổ sung folate (dưới dạng acid folic) từ 1 tháng trước khi mang thai cho đến khi kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất là cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn đáp ứng được các yêu cầu folate trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Hãy chọn một loại thực phẩm bổ sung có chứa ít nhất 400mcg acid folic. Nếu bệnh sử gia đình có người bị các khiếm khuyết ống thần kinh, hãy tham vấn bác sỹ để bổ sung lượng acid folic cao hơn.
Ngoài ra, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm giàu folate, như: Rau lá xanh đậm, trái cây, đậu lăng...
4. Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung iode (iốt)
Trong thai kỳ, bà bầu cần có đủ iode để hỗ trợ phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Nguồn thực phẩm giàu iode bao gồm: Hải sản, sữa, trứng…
Mặc dù hải sản có hàm lượng iode cao, nhưng bạn nên tránh ăn một số loại như cá mập và cá kiếm vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân.
Các chuyên gian Australia khuyến cáo rằng, phụ nữ dự định mang thai hãy tiêu thụ sản phẩm bổ sung có chứa ít nhất 150mcg iode hàng ngày và nên bổ sung tiếp tục trong khi mang thai hoặc giai đoạn cho con bú.
5. Tránh rượu bia
Tất cả các cơ quan y tế đều nhất trí rằng tốt nhất, phụ nữ nên tránh uống đồ uống có cồn từ trước khi quyết định có thai. Vì bà bầu uống rượu có thể gây ra hội chứng thai nhi nghiện rượu, làm tăng nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.
Không chỉ vậy, người bố cũng nên hạn chế tiêu thụ rượu, ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng và giảm cân. Một nghiên cứu cho thấy, đàn ông thừa cân làm gia tăng 1,2 lần nguy cơ vô sinh và nguy cơ này ở nam giới béo phì là 1,3 lần. Tuy nhiên, tin tốt lành là những người thừa cân và béo phì nếu giảm được vài kg có thể làm gia tăng khả năng sinh sản.
Bình luận của bạn