Một số loại thực phẩm nên ăn sống hơn là nấu chín
Người bệnh loãng xương cần tránh xa những loại thực phẩm này
Bí quyết bảo quản và rã đông thực phẩm đông lạnh
Người cao tuổi nên ăn uống thế nào để duy trì sức khỏe?
6 thực phẩm giúp bạn có làn da mềm mịn, rạng rỡ trong mùa hanh khô
Dưới đây là 6 thực phẩm sẽ bổ dưỡng hơn khi được ăn sống:
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa một lượng lớn sulforaphane, hợp chất chống oxy hóa tự nhiên được phát hiện có thể giúp ngăn ngừa ung thư, đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, chứng viêm, trầm cảm… Một nghiên cứu được công bố năm 2008 trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm (Mỹ) cho thấy rằng cơ thể chúng ta hấp thụ sulforaphane nhanh hơn khi ăn bông cải xanh sống thay vì nấu chín.
Nhiệt độ sẽ làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong bông cải xanh
Nếu bạn không ăn được bông cải xanh sống, hấp là cách chế biến ít làm mất đi chất dinh dưỡng có trong bông cải xanh nhất.
Hành tây
Flavonoid quercetin - chất chống oxy hóa quan trọng có trong hành tây, được phát hiện có khả năng ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Ashley Walter (người Mỹ) cho rằng việc nấu chín sẽ làm giảm lợi ích của dưỡng chất thực vật này.
Hơn nữa, hành tây thuộc chi hành (Allium), có chứa ức chế kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Thế nhưng, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm (Hoa Kỳ) cho thấy hành tây khi được làm nóng trong lò nướng ở khoảng 200 độ C, đặc tính có lợi này hoàn toàn biến mất trong vòng 30 phút hoặc ít hơn, tùy thuộc vào việc nó còn nguyên củ, nguyên miếng hay đã được nghiền nát.
Tỏi
Tỏi là loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp dùng để tăng hương vị cho món ăn. Tỏi cũng thuộc chi hành (Allium), do đó, hoạt tính sinh học của nó cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm (Hoa Kỳ) cho thấy rằng việc đun nóng tỏi ở 392 độ C trong 6 phút đã ngăn chặn hoàn toàn đặc tính chống kết tập tiểu cầu trong tỏi chưa nghiền và làm giảm đáng kể đối với tỏi đã được nghiền nát.
Ớt chuông đỏ
Theo nghiên cứu, ớt chuông đỏ có nhiều chất chống oxy hóa hơn bất kỳ loại ớt chuông nào khác. Điều này giúp bảo vệ tế bào khỏi oxy hóa dẫn đến ung thư, đái tháo đường, Alzheimer...
Nhiệt độ làm mất đi hàm lượng vitamin C trong ớt chuông đỏ
Bên cạnh đó, ớt chuông đỏ còn là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chúng chứa gần gấp 3 lần lượng vitamin C có trong quả cam. Tuy nhiên theo nghiên cứu, nhiệt độ càng cao, hàm lượng vitamin C trong ớt chuông đỏ càng dễ bị hao hụt.
Củ cải đường
Điều này có thể gây ngạc nhiên, nhưng sự thật là bạn có thể ăn củ cải đường sống để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe hơn. Củ cải đường chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, như calci, sắt, kali, protein và folate (một dạng của vitamin B9). Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng cho rằng khi nấu chín củ cải đường sẽ làm mất 25% hàm lượng folate cũng như vitamin, khoáng chất khác có trong nó.
Bạn có thể sử dụng củ cải đường để làm salad ăn kèm với các loại rau sống hoặc trái cây họ cam quýt.
Dứa
Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng hàm lượng enzyme bromelain trong nước ép dứa có tác dụng chống viêm hiệu quả như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), nhưng ít tác dụng phụ hơn.
Tuy nhiên, chuyên gia châm cứu và chữa bệnh tự nhiên Elizabeth Trattner (người Mỹ) cho biết, dứa khi nấu chín sẽ mất đi những lợi ích sức khỏe quan trọng. Cụ thể, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Inflammatory Bowel Diseases của Đại học Oxford (Anh) cho thấy nước ép dứa tươi có hiệu quả hơn trong việc giảm viêm và ung thư ruột kết ở chuột bị viêm đại tràng hơn nước ép dứa đã được đun sôi.
Bình luận của bạn