Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến mọi hệ thống trong cơ thể
Căng thẳng quá mức sẽ có thể khiến bạn bị mù mắt?
Mẹ bầu bị căng thẳng khiến trẻ bị tự kỷ: Khoa học nói gì?
5 cách đơn giản giúp giảm đau đầu do căng thẳng
10 cách để giảm ngay căng thẳng, rối loạn lo âu
Hệ miễn dịch
Căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch và khiến việc phục hồi cơ thể bị ảnh hưởng. Hormone cortisol được giải phóng khi chúng ta căng thẳng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm giảm khả năng tự phục hồi cơ thể. Chính vì vậy, những người bị căng thẳng, tình trạng nhiễm trùng và các vết thương hở sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Ngoài ra, họ cũng rất dễ bị cảm lạnh và cảm cúm thông thường.
Hệ sinh dục
Khi đàn ông bị căng thẳng, lượng hormone testosterone cũng sẽ bị suy giảm. Kéo dài tình trạng này sẽ có thể dẫn đến rối loạn cương dương và suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới. Đối với phụ nữ, căng thẳng kéo dài sẽ làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, các cơn đau trong ngày đèn đỏ cũng trầm trọng hơn. Ngoài ra, họ cũng bị suy giảm ham muốn tình dục như nam giới.
Hệ thống cơ bắp
Khi bị căng thẳng, cơ bắp của chúng ta sẽ trở nên căng cứng. Nếu căng thẳng liên tục kéo dài sẽ khiến bạn rất dễ bị chấn thương khớp, co thắt cơ bắp, đau lưng, đau vai hoặc đau toàn thân. Khi gặp phải các cơn đau này, bạn cần ngừng việc tập thể dục và cần chăm sóc y tế kịp thời.
Hệ tiêu hóa
Căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống tiêu hóa
Căng thẳng ảnh hưởng đến việc thức ăn di chuyển trong cơ thể. Điều này có thể gây ra táo bón, tiêu chảy, nôn và buồn nôn, đau bụng... Khi bị căng thẳng, chúng ta cũng thường thở nhanh hơn, nhịp tim tăng nhanh hơn và lượng kích thích tố cũng tăng cao... Tất cả có thể ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ chua.
Hệ tim mạch
Nhịp tim của chúng ta tăng nhanh mỗi khi căng thẳng. Điều này sẽ khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến tăng huyết áp. Kéo dài tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Hệ hô hấp
Hormone căng thẳng cortisol có thể tàn phá hệ hô hấp của chúng ta. Chúng ta sẽ phải thở gấp hơn do nhịp tim tăng cao. Nếu là người đang mắc phải các bệnh về hô hấp, tình trạng căng thẳng sẽ có thể khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng thêm.
Hệ thần kinh trung ương
Vùng dưới đồi giải phóng các hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline. Các kích thích tố này hoạt động trên khắp cơ thể và gây ra các phản ứng trong khắp cơ thể như đã nêu trên. Khi căng thẳng đã được loại bỏ, vùng dưới đồi sẽ hoạt động trở lại bình thường.
Bình luận của bạn