Chế độ ăn uống loại trừ cho người nhạy cảm

Sữa tiệt trùng là thủ phạm hàng đầu gây dị ứng thực phẩm

9 thực phẩm dễ tìm phòng chống dị ứng theo mùa

Bột gừng giúp giảm viêm mũi dị ứng theo mùa

Da dễ dị ứng có nên đắp mặt nạ?

10 thực phẩm giúp bạn không còn lo dị ứng, mẩn ngứa

Quá trình thực hiện chế độ ăn uống loại trừ

Nhiều người thậm chí còn không nhận ra rằng mình bị dị ứng thực phẩm ngay cả khi có những triệu chứng cụ thể. Ví dụ, họ nghĩ rằng mình bị nhức đầu thường xuyên hoặc nổi mụn trứng cá vì lý do di truyền. Nhưng sau khi áp dụng chế độ ăn uống loại trừ và thực hiện những thay đổi trong lựa chọn thực phẩm, các triệu chứng trên của họ được giải quyết.

Những người được hưởng lợi từ một chế độ ăn uống loại trừ: Người mắc căn bệnh tự miễn hoặc hội chứng chuyển hóa; Đau nhức cơ thể và đau do viêm; Da bị kích ứng, mẩn đỏ và phát ban; Có mức năng lượng thấp mặc dù ăn uống lành mạnh; Những người biết mình bị dị ứng thực phẩm gì mà vẫn phải trải qua các triệu chứng của dị ứng (vì đôi khi, một loại dị ứng, chẳng hạn như gluten, có thể được liên kết với các loại không dung nạp thực phẩm, chẳng hạn như sữa).

Các bước thực hiện chế độ ăn uống loại trừ

Thực phẩm nào bị loại trừ và các nhóm thực phẩm thay thế?

Sữa là một thực phẩm gây dị ứng phổ biến, nhất là sữa tiệt trùng vì quá trình tiệt trùng sữa đã phá hủy các enzyme cần thiết và gây ra dị ứng.

Đậu nành và ngô là hai cây trồng biến đổi gene phổ biến nhất trên thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, khi bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm với một chất gây dị ứng phổ biến, chẳng hạn như đậu nành, bạn cũng sẽ dễ dàng bị dị ứng với các loại đậu còn lại, nhất là đậu phộng. Bởi vì, các protein trong thực phẩm gây dị ứng phổ biến gần giống nhau và cũng gây ra những phản ứng viêm tương tự.

Các loại dầu chưa bão hoà tạo ra tình trạng viêm mạn tính khắp cơ thể và có thể gây ra bệnh tật.

Tiêu thụ nhiều đường sẽ cản trở cơ thể hấp thụ các chất chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, cùng với đó, nó gây ra nồng độ glucose và insulin cao, gây viêm và mức năng lượng thấp.

Một số loại đồ uống có cồn như rượu vang đỏ hoặc bia chứa gluten có thể tạo ra phản ứng dị ứng và rối loạn tiêu hóa...

Loại bỏ những thực phẩm trên, bạn có thể xây dựng chế độ ăn thay thế với nước hầm xương, sữa tươi, probiotics... Nước hầm xương không chỉ bổ dưỡng mà còn chứa nhiều collagen và các acid amin (proline và glycin) có thể giúp chữa lành các tế bào bị tổn thương. Sữa tươi, các sản phẩm khác từ sữa có chứa probiotics và thực phẩm lên men là một nguồn acid amin lành mạnh giúp tăng cường khả năng tiêu hoá. Hãy thử món dưa cải bắp, kim chi, kombucha và natto để tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ dừa cũng được khuyến cáo nên sử dụng để tăng cường sức khoẻ đường ruột.

Chuẩn bị khẩu phần ăn

Rau củ quả tươi: Thực phẩm hữu cơ, các loại rau lá xanh đậm, các loại rau họ cải (như bông cải xanh, súp lơ, cải bẹ, rau diếp...), giá đỗ, các loại thảo mộc tươi...

Nguồn protein sạch: Từ gia súc, gia cầm chăn nuôi hữu cơ, cá đánh bắt tự nhiên và một lượng nhỏ đậu mọc tự nhiên.

Nguồn chất béo lành mạnh bao gồm: Dầu dừa, dầu olive, quả bơ...

Thực phẩm toàn phần: Là các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến một cách ít nhất có thể. Thông thường nó sẽ không được nêm nếm thêm những thành phần khác như muối, đường, chất béo, phẩm màu, chất bảo quản...

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng