- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Đau ngực có phải dấu hiệu ung thư vú?
Bị đau vú có phải do rối loạn nội tiết tố?
Đau, ngứa núm vú ở phụ nữ, nguyên nhân do đâu?
Đau “gò bồng đảo” - Khi nào cần gặp bác sỹ?
Đau ngực và mất ngủ: Dấu hiệu nguy hiểm nhưng thường bị bỏ qua
Các triệu chứng đau ngực
Các triệu chứng đau ngực (đau vú) thông thường gồm: Đau nhức, sưng tấy, nhức nhói, buốt ở một bầu vú hoặc cả hai bầu vú.
Nguyên nhân gây đau ngực
Đau ngực có hai dạng: Đau ngực theo chu kỳ kinh nguyệt và không theo chu kỳ. Nguyên nhân gây ra cơn đau ngực theo chu kỳ là do sự dao động hormone, đặc biệt là hai hormone estrogen và progesterone. Những thay đổi hormone này gây kích ứng mô vú, dẫn đến đau.
Các nguyên nhân gây đau ngực hàng ngày - đau ngực không theo chu kỳ bao gồm: Căng thẳng, tập thể dục (khi mặc áo ngực không phù hợp), tác dụng phụ của một số loại thuốc, phẫu thuật vú hoặc chấn thương, kích cỡ vú, u nang và chế độ ăn uống kém.
Dao động hormone nội tiết tố có thể gây đau ngực
Đau ngực điều trị thế nào?
Thay đổi lối sống
Thực hiện một vài thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp ngăn ngừa đau ngực hàng ngày. Ngủ đủ giấc mỗi đêm (7 - 8 giờ), tránh uống quá nhiều thức uống chứa cồn và caffeine, uống đủ nước có thể giúp giảm đau ngực.
Ăn uống lành mạnh
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Nên ăn 3 bữa nhỏ, lành mạnh mỗi ngày, bữa nhẹ nên ăn đồ bổ dưỡng. Một số thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa và giảm cơn đau ngực hàng ngày, gồm: Cá hồi, bơ, gà, hạnh nhân, rau bina, cải xoăn, ổi, sữa chua ít chất béo và bông cải xanh.
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Dùng thảo dược là một cách thay thế tự nhiên cho thuốc để giảm đau ngực hàng ngày. Một số loại thảo mộc đã được chứng minh giúp giảm đau ngực là: Dầu hạt nho, gừng và đậu nành. Các biện pháp khác cũng giúp giảm đau ngực là: Đắp khăn lạnh, tắm nước ấm, mặc quần áo chất liệu cotton thoáng mát.
Tập thể dục
Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, tập thể dục còn giúp ngăn ngừa và giảm bớt cơn đau ngực hàng ngày. Bạn nên tập aerobic khoảng 30 phút/lần, ít nhất 3 lần một tuần.
Đi xe đạp, đi bộ, bơi lội và yoga cũng giúp giảm căng thẳng, tăng năng lượng. Nên mặc một chiếc áo ngực thể thao khi tập thể dục để ngăn ngừa đau ngực.
Có khoảng 70% phụ nữ bị đau ngực ở giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Trong số này, khoảng 10% bị đau ngực nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ.
Mặc dù đau ngực có thể đáng báo động nhưng nó là triệu chứng bình thường, không nguy hiểm. Điều quan trọng cần lưu ý là đau ngực không phải là dấu hiệu ung thư vú, chỉ có 2 - 7% phụ nữ bị ung thư vú bị đau ngực.
Anh Nguyễn H+ (Theo 34-menopause-symptoms)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng giúp bổ sung nội tiết tố, cân bằng cội nguồi nội tiết tố nữ
Bình luận của bạn