Sự khác biệt giữa folate với acid folic với sức khỏe

Cả "folate" và "acid folic" đều chỉ vitamin B9 nhưng chúng lại không giống nhau

Top 10 thực phẩm giàu folate và acid folic nhất

Hệ lụy khi bà bầu thiếu folate

Thai phụ sử dụng folate – acid folic cần lưu ý

9 dấu hiệu báo động cơ thể đang thiếu folate?

Mặc dù cả "folate" và "acid folic" đều chỉ vitamin B9 nhưng chúng lại không giống nhau. Tìm hiểu sự khác biệt giữa folate và acid folic sẽ giúp bạn có lựa chọn sáng suốt và phù hợp với nhu cầu khi lựa chọn thực phẩm hoặc các sản phẩm bổ sung. 

Folate là gì? 

Folate là dạng vitamin B9 có trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như: Rau lá xanh, quả bơ, đậu, trái cây họ cam quýt. 

Folate có vai trò gì: Folate là dưỡng chất cần thiết để tạo ra các tế bào máu đỏ và máu trắng trong tủy xương, nó tạo ra cả RNA và DNA. Nó cũng giúp chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng để sử dụng.

Những thực phẩm giàu folate: Đậu bắp, măng tây, rau lá xanh (như rau bina, rau diếp và bông cải xanh), một số loại trái cây (như dưa, chanh và chuối), nước cam, nước ép cà chua, đậu, nấm và men nở. 

Những thực phẩm giàu folate nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày

Acid folic là gì? 

Acid folic là một dạng tổng hợp, tan trong nước của vitamin B9. Vào năm 1998, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã thông qua một quy định yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm phải bổ sung thêm acid folic vào một số sản phẩm ngũ cốc nhất định, để tăng cường vi chất dinh dưỡng này cho những người sử dụng. Chính vì lý do này mà nhiều loại ngũ cốc, bột, bánh quy và nhiều loại bánh khác được bổ sung thêm acid folic.

Acid folic và folate khác nhau thế nào?

Mặc dù cấu trúc phân tử của acid folic rất gần với folate nhưng thực tế là, cơ thể chúng ta chuyển hóa acid folic khác nhau, bởi vì nó phải trải qua 2 lần chuyển đổi trước khi cơ thể có thể sử dụng. 

Đầu tiên, acid folic chuyển thành dihydrofolate (DHF). Tiếp theo, nó chuyển đổi thành tetrahydrofolate (THF). Cuối cùng, THF chuyển đổi thành L-methyloliate, đây là dạng folate mà cơ thể chúng ta có thể sử dụng. 

Tuy nhiên, nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, có nhiều người không chuyển hóa L-methyloliate đúng cách, điều này có thể làm giảm khả năng chuyển đổi thành folate để cơ thể sử dụng. Điều này có thể dẫn đến tích tụ acid folic, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ ung thư hoặc suy giảm nhận thức ở người lớn. 

Nhiều người có thể đáp ứng nhu cầu folate mà cơ thể cần qua chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng những người khác lại cần bổ sung thêm acid folic. Bạn nên để ý các dấu hiệu thiếu folate để kịp thời bổ sung, nếu cần. 

Phụ nữ mang thai nên bổ sung acid folic để phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho trẻ

Nếu bạn bị thiếu máu, đã từng (hoặc đang) nghiện rượu hoặc bị mắc các vấn đề về tiêu hóa, bạn có thể bị thiếu folate. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc đang có kế hoạch mang thai cũng nên bổ sung acid folic. 

Ngoài việc dùng các thực phẩm giàu folate, bạn nên hỏi bác sỹ về việc bổ sung thêm folate từ các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung thêm, với thành phần là "methylfolate" thay vì "acid folic" ghi trên nhãn. 

Vân Anh H+ (Theo care2)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng