Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng với nhiều chất bổ dưỡng
Con dễ tự kỷ khi thai phụ phơi nhiễm khói bụi
Cuộc chạy đua bất thành cứu hai con song thai của một người mẹ
"Chân voi" khi mang thai, phải làm thế nào?
Bệnh não mô cầu khiến thai phụ tử vong
1. Trái cây và rau quả
Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên thường xuyên ăn trái cây và rau củ mỗi ngày. Loại thực phẩm này có thể ở dạng nước ép, sấy khô, đóng hộp hoặc đông lạnh. Tuy nhiên, trái cây và rau củ tươi thường có lượng vitamin và hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn so với trái cây và rau củ đóng hộp. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ nên ăn trái cây tươi mỗi ngày.
Bên cạnh đó, rau quả có nhiều chất xơ có tác dụng phòng tránh táo bón cho thai phụ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn nhiều chất xơ trong khi mang thai làm giảm nguy cơ (hoặc giảm mức độ nghiêm trọng) của bệnh trĩ – thường phổ biến khi thai nhi đang trong giai đoạn phát triển.
2. Protein
Protein động vật có nguồn gốc tốt bao gồm cá, thịt nạc, thịt gà và trứng. Các protein từ thực vật bao gồm: Đậu phụ, các sản phẩm từ đậu nành, các loại đậu, hạt cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào.
Protein động vật tốt cho thai phụ bao gồm cá, thịt nạc, thịt gà và trứng
3. Hải sản
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS ONE vào tháng 7/2013, phụ nữ mang thai thường xuyên ăn hải sản sẽ ít bị lo lắng khi mang thai. Cụ thể, thai phụ ít hoặc không tiêu thụ hải sản có nguy cơ hay lo lắng về việc mang thai cao hơn 53% so với những bà mẹ hay dùng loại thực phẩm này.
4. Chất béo không bão hòa đơn
Mặc dù rất cần thiết nhưng lượng chất béo không nên chiếm hơn 30% lượng calo hàng ngày của thai phụ. Trên Tạp chí Physiology, các nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois cho biết, một chế độ ăn giàu chất béo có thể khiến thai nhi mắc bệnh đái tháo đường về sau này. Bên cạnh đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày, thai phụ nên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn có trong dầu olive, dầu đậu phộng, dầu hướng dương, dầu mè...
5. Calci
Các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa… rất giàu calci cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Những thực phẩm dồi dào calci có nguồn gốc từ thực vật bao gồm sữa đậu nành, nước trái cây, bông cải xanh, đậu bắp, rau cải, cải xoăn...
Sữa chua giàu calci nên rất tốt cho bà bầu
6. Kẽm
Kẽm là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường và toàn vẹn của tế bào và một số chức năng sinh học (trong đó có sự chuyển hóa acid nucleic và tổng hợp protein) cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm bao gồm thịt gà, thịt đỏ, tôm, cua, sò, cá, sữa, đậu, bơ đậu phộng, các loại hạt, gừng, hành tây, gạo, ngũ cốc, trứng, đậu phụ.
7. Sắt và acid folic
Đa số thai phụ có thể nhận được sắt và acid folic đầy đủ nếu họ tuân theo một chế độ ăn uống có cá, thịt đỏ, các loại ngũ cốc... Tuy nhiên, một số người mẹ có thể cần được bổ sung sắt để ngăn ngừa thiếu sắt. Theo khuyến cáo, thai phụ cần bổ sung 400mcg (microgram) acid folic mỗi ngày cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ.
8. Vitamin D
Thai phụ cần bổ sung 10mcg vitamin D hàng ngày. Phơi nắng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tuy nhiên chỉ nên tiếp xúc có giới hạn bởi vì ánh sáng mặt trời chiếu quá nhiều trên da có thể gây bỏng và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Ngoài ra, cá, ngũ cốc, nấm hay sò cũng có chứa vitamin D.
9. Kẽm
Thiếu kẽm trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Vì vậy, các bà mẹ cần tăng cường dùng các loại thực phẩm giàu kẽm như: Thịt lợn, thịt bò, đậu nành, khoai lang, đậu phộng…
M. Hiếu H+ (Theo Tophomeremedies)
Bình luận của bạn