Thực đơn dinh dưỡng giúp kiểm soát đái tháo đường

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và kiểm soát lượng đường trong máu

Thứ tự ăn thực phẩm ảnh hưởng đến đường huyết

Người bệnh đái tháo đường sẽ không cần tiêm insulin nữa

Bí quyết đi du lịch bỏ túi cho người bệnh đái tháo đường

Bài thuốc trị đái tháo đường, sưng tinh hoàn từ hạt vải

Pasta và protein

Nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường loại bỏ pasta ra khỏi thực đơn ăn uống của mình. Theo GS. Johanna Burani - tác giả của cuốn sách “Good Carbs, Bad Carbs”, đó là một hành động sai lầm. Người bị đái tháo đường hoàn toàn có thể tiêu thụ pasta, điều quan trọng là bạn cần lưu ý đến các loại pasta mà mình đang ăn, cách chế biến, thành phần và khẩu phần của nó.

Đồng quan điểm, TS. David JA Jenkins - một chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ cho hay: "Pasta sẽ cung cấp cho bạn một bữa ăn hoàn toàn cân bằng bao gồm protein, chất béo có lợi cho tim, rau, chất xơ, đặc biệt là có chỉ số carbohydrate glycemic thấp".

Pho mát và quả bơ

Không phải chất béo nào cũng xấu. Chất béo lành mạnh giúp giảm lượng cholesterol thấp hơn trong khi vẫn giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định. Một bữa ăn sáng hoàn hảo dành cho người đái tháo đường là 2 bánh ngũ cốc nguyên hạt, một lát nhỏ pho mát ít béo, một ít nước cốt chanh, rau mùi và một vài miếng bơ. Các protein và chất béo lành mạnh giúp làm chậm sản xuất glucose (từ carbohydrates) vào trong máu. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu bạn chỉ ăn các loại thực phẩm đơn thuần chỉ có carbs, chúng sẽ được hấp thụ nhanh hơn vào máu và làm cho lượng đường trong máu gia tăng đột biến.

Salad và tôm

Salad với thành phần là các loại rau củ quả rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tập trung tiêu thụ salad toàn rau chỉ là sự lựa chọn lành mạnh lúc đầu, nó sẽ làm cho bạn có cảm giác thèm ăn vặt sau này. Quá tiết kiệm trong một số bữa ăn và ăn quá nhiều đều khiến lượng đường trong máu không ổn định. Vì vậy, để đảm bảo món salad của bạn là một bữa ăn hoàn chỉnh, ngoài rau xanh, nên bổ sung thêm protein từ thịt nạc như thịt gà nướng, tôm, phô mai cắt nhỏ, các loại hạt…

Cao lương kết hợp với đậu đen

Một khẩu phần cao lương chứa 5 gram protein và chất xơ có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Nó cũng đóng một vai trò trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường, đặc biệt là khi kết hợp với các loại thực phẩm nhất định, chẳng như đậu đen. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, đậu đen có tác dụng làm chậm các enzyme chịu trách nhiệm cho việc phá vỡ tinh bột thành đường. Những enzyme làm việc cùng với các protein và chất xơ trong đậu sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu.

Táo, bơ đậu phộng và chocolate đen

Theo khuyến cáo, người đái tháo đường nên nhai vài lát táo kết hợp với bơ hạt (đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều hoặc hồ trăn) và chocolote đen. Các chất xơ hòa tan trong táo sẽ làm giảm cholesterol, giúp cân bằng lượng đường trong máu trong khi bơ đậu phộng giúp cân bằng protein và chất béo không bão hòa đơn cho bạn có cảm giác no lâu để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Ngoài ra, chocolate đen cũng giải quyết ham muốn thèm ngọt của bạn.

Sữa chua Hy Lạp và yến mạch

Marlene Koch - tác giả của cuốn sách “Eat What You Love” cho biết, sữa chua Hy Lạp kết hợp với yến mạch là một bữa ăn sáng hoàn hảo. Ngoài ra, smoothie với yến mạch, sữa chua, sữa tươi và trái cây sẽ cung cấp cho bạn một lượng protein cao, nhiều chất xơ và giữ ổn định lượng đường trong máu.

Bánh mì và thịt nạc

Nhiều người tránh xa bánh mì vì chúng rất giàu calorie và chất béo. Roberta Anding – một chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại trường Cao đẳng Y tế Baylor (Mỹ) chia sẻ: "Bánh lúa mạch đen (pumpernickel) được kẹp thịt bò nạc nướng sẽ cung cấp cho bạn các protein cần thiết giúp làm giảm sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn”. Bánh lúa mạch đen có chỉ số glycemic thấp hơn nhiều so các loại bánh mì trắng, từ đó ít tạo ra sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Bà lưu ý, hãy thêm chút protein thịt nạc như thịt bò nướng, gà tây hoặc ức gà và bổ sung thật nhiều rau xanh.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.

Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1783/2014/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng