Tiêu thụ các loại thực phẩm theo một thứ tự nhất định sẽ tác động đáng kể đến lượng đường huyết trong máu và độ nhạy của insulin
Kiểm soát đường huyết trong giấc ngủ
Dưỡng chất nào giúp giảm đường huyết?
Những kiến thức cần biết khi xét nghiệm đái tháo đường
Thực phẩm cũng cần được… đo đường huyết!
Để có được kết quả trên, 11 bệnh nhân béo phì mắc đái tháo đường type 2 đang dùng metformin - một loại thuốc giúp kiểm soát lượng đường trong máu – đã được dùng các món có thứ tự ăn khác nhau ở mỗi bữa trong thời gian một tuần. Các món ăn bao gồm: Bánh mỳ Ý ciabatta, nước cam, ức gà, rau diếp và salad.
Vào ngày đầu tiên của nghiên cứu, những người tham gia được tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng (Bánh mì Ý ciabatta và nước cam), sau 15 phút họ được ăn các món ăn giàu đạm, chất béo và các loại rau. Lượng đường trong máu được kiểm tra 30, 60 và 120 phút sau khi ăn.
Các thí nghiệm sau đó đã được lặp đi lặp lại ngoại trừ thứ tự thực phẩm đã được đảo ngược. Cụ thể, trong những bữa ăn sau, đầu tiên những người tham gia đã ăn thực phẩm giàu protein, chất béo và rau rồi mới tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng.
Kết quả cho thấy, khi ăn các loại rau, món ăn giàu đạm và chất béo trước khi tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, nồng độ đường trong máu của họ thấp hơn 29%, 37% và 17% ở 30, 60 và 120 phút kiểm tra so với các bữa ăn được ưu tiên tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng. Ngoài ra, độ nhạy của insulin cũng được cải thiện đáng kể khi những người tham gia ăn rau và protein trước tiên.
Dựa trên những phát hiện này, các tác giả cho biết, bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể làm giảm lượng đường trong máu nhờ ăn đúng thứ tự các món ăn, từ đó tác động tích cực lâu dài đến sức khỏe của họ.
Bình luận của bạn